Nợ thuế 2 tỷ đồng, một doanh nghiệp bị cưỡng chế hoá đơn
Thu ngân sách từ thuế giảm Giảm 30% tiền thuê đất năm 2023 Nâng cao hiệu quả quản lý thuế từ dữ liệu bảo hiểm xã hội |
Cụ thể, Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Việt Nhật (địa chỉ nhận thông báo tại phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) bị Cục Thuế thành phố Hà Nội ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hoá đơn.
Công ty này có số tiền nợ hơn 2,1 tỷ đồng, đã quá hạn nộp phải thực hiện cưỡng chế theo quy định tại Luật Quản lý thuế.
Ảnh minh họa. |
Trước đó, Cục Thuế thành phố Hà Nội cũng có quyết định cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hoá đơn đối với Công ty cổ phần Bất động sản Hanasa Miền Bắc, địa chỉ nhận thông báo tại phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Lý do bị cưỡng chế bởi Công ty cổ phần Bất động sản Hanasa Miền Bắc có số tiền quá hạn nộp phải thực hiện cưỡng chế theo quy định tại Luật Quản lý thuế. Số tiền bị cưỡng chế là hơn 44 triệu đồng.
Liên quan đến vấn đề này, đối với người nộp thuế có tiền thuế nợ dưới 90 ngày, Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) đã yêu cầu các đơn vị thực hiện ngay các biện pháp liên lạc (gọi điện thoại, nhắn tin, gửi thư điện tử, mời lên làm việc, ban hành thông báo tiền thuế nợ), đôn đốc người nộp thuế nộp tiền vào ngân sách Nhà nước, không để nợ thuế dây dưa, kéo dài, hạn chế nợ mới phát sinh.
Đối với người nộp thuế có tiền thuế nợ trên 90 ngày hoặc khoản tiền thuế nợ thuộc trường hợp phải cưỡng chế, các cục thuế phải áp dụng ngay các biện pháp cưỡng chế để thu hồi tiền thuế nợ vào ngân sách Nhà nước.
Trường hợp quyết định cưỡng chế hết hiệu lực mà người nộp thuế chưa nộp hoặc nộp chưa đủ số tiền thuế nợ bị cưỡng chế vào ngân sách Nhà nước thì phải kịp thời chuyển sang áp dụng các biện pháp cưỡng chế phù hợp, đúng quy định.
Tổng cục Thuế cũng yêu cầu các cục thuế thực hiện công khai thông tin của người nộp thuế có tiền thuế nợ quá hạn theo đúng quy định của pháp luật, đặc biệt tập trung vào người nộp thuế có số tiền thuế nợ lớn và kéo dài.