Những vaccine đặc hiệu đầu tiên chống Omicron được cấp phép tại EU

Sức khỏe 06:54 | 03/09/2022
Cơ quan quản lý thuốc châu Âu vừa phê duyệt hai loại vaccine đặc hiệu đầu tiên chống Omicron do các nhà sản xuất thuốc Moderna và Pfizer/BioNTech của Mỹ sản xuất.
Số ca tử vong do COVID-19 tăng: Vaccine có hiệu quả với biến chủng? Cần “vaccine số” giúp bảo vệ trẻ em khi tham gia môi trường mạng

Đây là các phiên bản cập nhật của vaccine thế hệ đầu tiên Comirnaty của Pfizer/BioNTech và Spikevax của Moderna. Theo Cơ quan quản lý thuốc châu Âu có trụ sở tại thủ đô Amsterdam, Hà Lan, những vaccine này được phát triển chống lại chủng phụ BA.1 của biến thể Omicron và chủng gốc của virus SARS-CoV-2.

Vaccine sẽ được tiêm cho những người từ 12 tuổi và đã tiêm đủ các mũi vaccine ngừa COVID-19 thế hệ đầu tiên. Cơ quan quản lý thuốc châu Âu đồng thời cho biết có kế hoạch thông qua các loại vaccine cập nhật chống lại các chủng BA.4 và BA.5 chiếm ưu thế tại nhiều nước trên thế giới ngay vào mùa Thu tới.

Những vaccine đặc hiệu đầu tiên chống Omicron được cấp phép tại EU
Ảnh minh họa: NY Times

Châu Âu đang rất chờ đợi các loại vaccine có thể chống lại nhiều biến thể khác nhau của virus SARS-CoV-2 để có thể sớm khởi động các chiến dịch tiêm tăng cường cho người dân và ứng phó với nguy cơ những làn sóng lây nhiễm mới trong mùa Thu-Đông năm nay. Theo Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula Von Der Leyen, đại dịch COVID-19 vẫn chưa chấm dứt và vaccine vẫn là chìa khóa giúp bảo vệ bản thân và những người xung quanh.

“70% người trưởng thành tại Liên minh châu Âu đã được tiêm chủng đầy đủ vaccine ngừa COVID-19, tương đương 250 triệu người đạt được miễn dịch. Đó là một thành quả quan trọng cho thấy điều chúng ta có thể đạt được nếu làm việc cùng nhau. Tuy nhiên đại dịch vẫn chưa chấm dứt và chúng ta vẫn phải tiếp tục cảnh giác. Trước tiên là cần phải thúc đẩy người dân đi tiêm phòng nhằm ngăn chặn các làn sóng lây nhiễm mới và sự xuất hiện các biến thể mới. Đây là cách duy nhất dể bảo vệ bản thân và những người xung quanh”, bà Leyen nói.

Những loại vaccine thế hệ đầu tiên vẫn cho thấy hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh nặng, nhập viện và tử vong do COVID-19 và sẽ tiếp tục được sử dụng trong các chiến dịch tiêm chủng ở Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, theo chuyên gia bệnh truyền nhiễm của Anh Charlie Weller, về lâu dài, các loại vaccine hiện nay vẫn cần được cải tiến theo nhiều cách khác nhau để đối phó với các loại biến chủng của virus.

“Các loại vaccine này hiện có thể được cải tiến theo nhiều cách khác nhau và điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu. Với vaccine thế hệ thứ hai, các nhà khoa học đang cố gắng điều chỉnh những loại vaccine hiện nay cho phù hợp với các biến thể mới, cũng như sự phát triển của virus. Còn vaccine thế hệ thứ 3 là nhằm kiểm soát COVID-19 về lâu dài. Hãy tưởng tượng trong vòng 3-5 năm tới, các nhà khoa học sẽ phát triển được những loại vaccine có khả năng bảo vệ chống lại nhiều biến thể của virus SARS CoV-2, và thậm chí là chống lại nhiều chủng virus corona”, ông Weller cho biết.

Trước đó, cũng trong tuần này, Cơ quan y tế Mỹ đã phê duyệt vaccine ngừa COVID-19 cập nhật của Pfizer và Moderna nhằm mục tiêu cụ thể vào các chủng BA.4 và BA.5 của Omicron.

Trên toàn cầu, các ca mắc và tử vong do COVID-19 đã giảm, nhưng các nhà khoa học cho rằng số ca nhập viện và tử vong sẽ tăng lên khi các nước ở Bắc Bán cầu bước sang mùa Đông. Tổ chức Y tế thế giới tới nay đã cấp phép sử dụng khẩn cấp cho 9 loại vaccine, hay còn gọi là những thế hệ vaccine đầu tiên để đối phó với chủng virus SARS CoV-2 ban đầu. Tất cả tới nay đều đã chứng minh được hiệu quả./.

Theo Thu Hoài/vov.vn

https://vov.vn/the-gioi/nhung-vaccine-dac-hieu-dau-tien-chong-omicron-duoc-cap-phep-tai-eu-post967393.vov

Link gốc: https://vov.vn/the-gioi/nhung-vaccine-dac-hieu-dau-tien-chong-omicron-duoc-cap-phep-tai-eu-post967393.vov

Tin khác

Hà Nội: Tăng cường biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng

Hà Nội: Tăng cường biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng

Trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Thành phố ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước, bệnh nhân phân bố rải rác ở 26 quận, huyện.
Ghi nhận ca mắc cúm A(H9) đầu tiên ở Việt Nam

Ghi nhận ca mắc cúm A(H9) đầu tiên ở Việt Nam

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa ghi nhận một trường hợp mắc cúm A (H9N2) đầu tiên tại Việt Nam. Bệnh nhân đang được cách ly để điều trị, hiện vẫn chưa rõ nguồn lây bệnh.
Chủ động phòng, chống bệnh não mô cầu cho trẻ

Chủ động phòng, chống bệnh não mô cầu cho trẻ

Theo các chuyên gia y tế, vắc xin thế hệ mới phòng bệnh não mô cầu tiêm ngay từ 2 tháng tuổi đến 55 tuổi, phòng bệnh sớm hơn, hiệu quả bảo vệ cao hơn.
Lưu ý chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng

Lưu ý chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng

Thời gian tới, nắng nóng có khả năng tiếp tục xuất hiện nhiều đợt và gay gắt hơn trung bình nhiều năm, có nguy cơ gây nên hạn hán, thiếu nước sạch cho sinh hoạt và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, người lao động.
6 cách giúp trẻ có thói quen ăn uống lành mạnh

6 cách giúp trẻ có thói quen ăn uống lành mạnh

Một chế độ ăn uống cân đối và giàu dinh dưỡng không chỉ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh mà còn mang lại lợi ích lâu dài cho cuộc sống của chúng. Việc xây dựng những thói quen ăn uống lành mạnh ngay từ khi còn nhỏ sẽ giúp trẻ hình thành mối quan hệ tích cực với thức ăn và theo suốt quá trình trưởng thành. Thực tế, việc hình thành thói quen ăn uống không chỉ mang lại niềm vui mà còn rất có lợi cho sức khỏe, lợi ích này không chỉ dành riêng cho con bạn, mà còn cho cả gia đình. Hãy bắt đầu ngay hôm nay với 6 cách sau đây.

Có thể bạn quan tâm

Cảnh báo tai nạn đuối nước mùa nắng nóng

Cảnh báo tai nạn đuối nước mùa nắng nóng

Liên tiếp 3 bệnh nhi bị đuối nước nghiêm trọng vừa được cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tai nạn đuối nước ở trẻ ngay trong dịp hè, nhất là dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 này.
5 thức uống giải độc gan tự nhiên tại nhà

5 thức uống giải độc gan tự nhiên tại nhà

(LĐ&PL) Khi sức khỏe của gan bị suy giảm, xuất hiện những dấu hiệu mệt mỏi hay khó chịu ở vùng bụng thì bạn nên sử dụng 5 loại đồ uống đơn giản tại nhà, giúp giải độc cho gan một cách tự nhiên và an toàn.
Hà Nội: Tăng cường biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng

Hà Nội: Tăng cường biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng

Trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Thành phố ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước, bệnh nhân phân bố rải rác ở 26 quận, huyện.
Ghi nhận ca mắc cúm A(H9) đầu tiên ở Việt Nam

Ghi nhận ca mắc cúm A(H9) đầu tiên ở Việt Nam

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa ghi nhận một trường hợp mắc cúm A (H9N2) đầu tiên tại Việt Nam. Bệnh nhân đang được cách ly để điều trị, hiện vẫn chưa rõ nguồn lây bệnh.
Chủ động phòng, chống bệnh não mô cầu cho trẻ

Chủ động phòng, chống bệnh não mô cầu cho trẻ

Theo các chuyên gia y tế, vắc xin thế hệ mới phòng bệnh não mô cầu tiêm ngay từ 2 tháng tuổi đến 55 tuổi, phòng bệnh sớm hơn, hiệu quả bảo vệ cao hơn.
Lưu ý chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng

Lưu ý chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng

Thời gian tới, nắng nóng có khả năng tiếp tục xuất hiện nhiều đợt và gay gắt hơn trung bình nhiều năm, có nguy cơ gây nên hạn hán, thiếu nước sạch cho sinh hoạt và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, người lao động.
6 cách giúp trẻ có thói quen ăn uống lành mạnh

6 cách giúp trẻ có thói quen ăn uống lành mạnh

Một chế độ ăn uống cân đối và giàu dinh dưỡng không chỉ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh mà còn mang lại lợi ích lâu dài cho cuộc sống của chúng. Việc xây dựng những thói quen ăn uống lành mạnh ngay từ khi còn nhỏ sẽ giúp trẻ hình thành mối quan hệ tích cực với thức ăn và theo suốt quá trình trưởng thành. Thực tế, việc hình thành thói quen ăn uống không chỉ mang lại niềm vui mà còn rất có lợi cho sức khỏe, lợi ích này không chỉ dành riêng cho con bạn, mà còn cho cả gia đình. Hãy bắt đầu ngay hôm nay với 6 cách sau đây.
Bé gái 9 tuổi hồi sinh cuộc đời nhờ ghép thận

Bé gái 9 tuổi hồi sinh cuộc đời nhờ ghép thận

Bé A.N (9 tuổi), chỉ nặng chừng 22kg, thấp còi so với bạn bè cùng trang lứa bởi căn bệnh suy thận. Trải qua hơn một năm trời với nhiều thách thức tìm nguồn thận phù hợp, bé gái ở Thành phố Hồ Chí Minh này đã được hồi sinh sau ca ghép thận, tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
Gia tăng các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Gia tăng các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Nhiều dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người đã lưu hành và có tác động lớn đến sức khỏe người dân như: Bệnh dại, cúm A (H5N1), bệnh liên cầu lợn ở người, bệnh than, bệnh Leptospira (bệnh xoắn khuẩn vàng da).
Nguy hiểm khi vừa sạc pin vừa sử dụng thiết bị điện tử

Nguy hiểm khi vừa sạc pin vừa sử dụng thiết bị điện tử

(LĐ&PL) Vừa cắm sạc pin điện thoại, laptop (máy tính xách tay) vừa sử dụng là thói quen của rất nhiều người, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng, có thể dẫn đến cháy nổ, thậm chí gây tử vong.
Những hiểu lầm phổ biến về việc ăn trứng và những người không nên ăn trứng

Những hiểu lầm phổ biến về việc ăn trứng và những người không nên ăn trứng

(LĐ&PL) Trứng là một loại thực phẩm quen thuộc và giàu dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày của chúng ta. Tuy nhiên, cần phải hiểu rõ những hiểu lầm và những điều kiêng kỵ khi ăn trứng để có thể hấp thụ một cách lành mạnh hơn.
18 loại thực phẩm "calo âm" càng ăn càng giảm cân!

18 loại thực phẩm "calo âm" càng ăn càng giảm cân!

(LĐ&PL) Khi muốn giảm cân nhưng vẫn muốn thưởng thức những món ngon, đôi khi chúng ta cảm thấy điều đó như một nhiệm vụ tưởng chừng không thể. Liệu có loại thực phẩm nào vừa làm hài lòng người yêu ẩm thực vừa giúp giảm cân không? Câu trả lời là có!
5 lưu ý và 5 điều cấm kỵ khi quý ông cạo râu

5 lưu ý và 5 điều cấm kỵ khi quý ông cạo râu

(LĐ&PL) Nắm bắt 5 mẹo vàng và tránh xa 5 điều cấm kỵ để cạo râu hoàn hảo, giúp quý ông tự tin với diện mạo sạch sẽ, không tổn thương da.
Chương Mỹ quyết tâm thực hiện kế hoạch chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030

Chương Mỹ quyết tâm thực hiện kế hoạch chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030

(LĐ&PL) Trên địa bàn huyện Chương Mỹ hiện đang có 208 bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS. Tổng số bệnh nhân đang được điều trị ARV là 168 người.
Bệnh nhân đột quỵ não cần làm gì để hạn chế tái phát?

Bệnh nhân đột quỵ não cần làm gì để hạn chế tái phát?

(LĐ&PL) Cứ 100 bệnh nhân sống sót sau đột quỵ não, sẽ có 25 trường hợp bị tái phát.
Xem thêm
Phiên bản di động