Những dấu hiệu của bệnh viêm màng não ở trẻ em

Sức khỏe 13:13 | 22/07/2022
Viêm màng não là bệnh lý nhiễm trùng thần kinh trung ương thường gặp ở trẻ. Đây là một căn bệnh nguy hiểm, thường diễn biến nặng và có thể tử vong hoặc để lại di chứng nếu không kịp thời phát hiện, điều trị.
Dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt mà bạn phải đi khám ngay Cách nhận biết ung thư thực quản thông qua dấu hiệu này

Viêm màng não là gì?

Viêm màng não là phản ứng viêm của màng não và khoang dưới nhện, biểu hiện bằng tăng bất thường số lượng bạch cầu trong dịch não tủy. Hầu hết các trường hợp viêm màng não là do nhiễm virus, những bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm cũng có thể dẫn đến viêm màng não. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra nhiễm trùng, viêm màng não có thể điều trị khỏi trong một vài tuần hoặc có thể là một trường hợp khẩn cấp đe dọa tính mạng.

Theo số liệu thống kê từ 1981 - 1990 tại bệnh viện Nhi Trung ương, có 670 trẻ viêm màng não nhiễm khuẩn, trong đó tử vong 8,4%, di chứng lúc xuất viện 8,8%.

Những dấu hiệu của bệnh viêm màng não ở trẻ em
Điều trị cho bệnh nhi viêm màng não tại Hà Tĩnh năm 2021. Ảnh: Vietnamnet

Nghiên cứu của Phạm Nhật An và cộng sự từ 1/08/2010 - 30/07/2011, có 70 trẻ viêm màng não nhiễm khuẩn. Trong đó 45/70 (64,3%) trường hợp khỏi hoàn toàn, 7 trẻ (10%) tử vong và 18 trẻ (25,7%) khỏi nhưng có di chứng về tinh thần hoặc vận động.

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hà trên 86 trẻ viêm màng não do virus tại Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai năm 2016, trẻ nam chiếm đa số (81%), đa số gặp ở lứa tuổi 6 -12 tuổi (54/86 trẻ), nguyên nhân chủ yếu là Enterovirus (55%).

Nguyên nhân gây bệnh viêm màng não ở trẻ em

Rất nhiều tác nhân truyền nhiễm có thể gây viêm màng não ở trẻ em. Dưới đây là các nguyên nhân gây viêm màng não thường gặp nhất ở trẻ em:

Virus: Viêm não Nhật Bản, quai bị, các loại Enterovirus (ECHO, Coxsackie), các loại virus Herpes, HIV, Adenovirus, bại liệt, dại.

Vi khuẩn: Hemophilus influenzae type B (HIB), Neisseria meningitidis, Streptococcus pneumoniae, Listeria monocytogenes, các liên cầu, lao, giang mai, Leptospira, Rickettsia, Staphylococcus aureus, Enterococcus faecalis, Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosae, các loại Salmonella, Klebsiella pneumoniae.

Ký sinh đơn bào và giun sán: Naegleria fowleri, Toxoplasma gondii, Angiostrongylus cantonensis, ấu trùng sán lợn (Toenia solium), giun xoắn (Trichinella spiralis), sán lá phổi (Paragonimus).

Nấm: Cryptococcus neoformans.

Ở trẻ em, vi khuẩn gây bệnh thường gặp thay đổi theo từng thời kỳ, lứa tuổi, vùng địa lý, tiêm chủng, cơ địa (chấn thương, tổn thương miễn dịch). 90% viêm màng não nhiễm khuẩn ở trẻ em do vi khuẩn HIB, phế cầu hoặc não mô cầu. Tỷ lệ tìm thấy vi khuẩn gây bệnh còn thấp (30-50% ở các nước đang phát triển, 80-90% ở các nước phát triển).

Các yếu tố thuận lợi của viêm màng não ở trẻ em

Tuổi: < 3 tuổi, đặc biệt trẻ sơ sinh.

Trẻ nam gặp nhiều hơn nữ.

Tổn thương miễn dịch: đẻ non, suy giảm miễn dịch, cắt lách, suy dinh dưỡng…

Nhiễm khuẩn cấp hoặc mãn tính, nhiễm khuẩn hô hấp, tai mũi họng…

Dị tật, chấn thương màng não: thoát vị màng não tủy, dẫn lưu não thất, chấn thương sọ não, thủ thuật chọc dò tủy sống.

Môi trường sống đông đúc, vệ sinh kém.

Dấu hiệu nhận biết viêm màng não ở trẻ

Biểu hiện lâm sàng bệnh viêm màng não ở trẻ em rất đa dạng và thay đổi tùy theo lứa tuổi, thời gian trước khi nhập viện và phản ứng của từng trẻ đối với tình trạng nhiễm trùng.

Sốt, nôn, đau đầu là ba biểu hiện thường gặp ở trẻ bị viêm màng não. Trẻ có thể sốt cao, trẻ sơ sinh có thể sốt nhẹ hoặc vừa, hạ thân nhiệt trong những trường hợp nặng. Nôn tất cả mọi thứ, trẻ lớn có thể nôn vọt, nhiều lần và không liên quan đến bữa ăn, trẻ sơ sinh và nhũ nhi có thể bú kém hoặc bỏ bú, ọc sữa, bụng chướng.

Trẻ lớn biểu hiện đau đầu theo cơn hoặc liên tục, không đáp ứng với các thuốc giảm đau thông thường. Ngoài ra: biếng ăn, bú kém, rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy hoặc táo bón), ho, chảy nước mũi... là những biểu hiện ban đầu của viêm màng não trẻ em. Những dấu hiệu này rất dễ nhầm lẫn với các bệnh liên quan đến viêm nhiễm đường hô hấp thông thường hay sốt do virus... Do đó, cần liên tục theo dõi nhiệt độ cơ thể của trẻ kèm các triệu chứng kèm theo.

Các dấu hiệu cảnh báo viêm màng não ở trẻ, cha mẹ cần lưu ý

Co giật: toàn thân hoặc có thể khu trú ở tay, chân, mắt, miệng. Một số trường hợp trẻ có thể bị co giật đơn thuần do sốt cao, nhưng cũng có thể do rối loạn điện giải. Tuy nhiên trường hợp nào cũng cần phải theo dõi xem trẻ có bị viêm màng não không.

Rối loạn ý thức: ban đầu trẻ sẽ dễ bị kích động, sau đó trẻ có thể rơi vào tình trạng lờ đờ, ngủ li bì, hôn mê.

Trẻ có biểu hiện đau đầu, nôn, cứng gáy, sợ ánh sáng, liệt mặt, liệt hoặc giảm vận động ở tay, chân hoặc nửa người.

Lưu ý, dấu hiệu viêm màng não trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ ban đầu thường không rõ ràng và rất khó phân biệt với các bệnh nhiễm trùng khác. Vì trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa biết nói, chưa biết thể hiện và diễn tả cụ thể nên cha mẹ cần hết sức chú ý để nhận biết được trẻ bị viêm màng não.

Các biểu hiện viêm màng não ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: sốt cao hoặc hạ nhiệt độ, quấy khóc, ngủ gà, thóp phồng căng, giảm vận động, bú kém, cổ mềm.

Theo vnmedia.vn

https://vnmedia.vn/su-kien-va-van-de/202207/nhung-dau-hieu-cua-benh-viem-mang-nao-o-tre-em-15f46b4/

Link gốc: https://vnmedia.vn/su-kien-va-van-de/202207/nhung-dau-hieu-cua-benh-viem-mang-nao-o-tre-em-15f46b4/

Tin khác

Hà Nội: Tăng cường biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng

Hà Nội: Tăng cường biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng

Trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Thành phố ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước, bệnh nhân phân bố rải rác ở 26 quận, huyện.
Ghi nhận ca mắc cúm A(H9) đầu tiên ở Việt Nam

Ghi nhận ca mắc cúm A(H9) đầu tiên ở Việt Nam

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa ghi nhận một trường hợp mắc cúm A (H9N2) đầu tiên tại Việt Nam. Bệnh nhân đang được cách ly để điều trị, hiện vẫn chưa rõ nguồn lây bệnh.
Chủ động phòng, chống bệnh não mô cầu cho trẻ

Chủ động phòng, chống bệnh não mô cầu cho trẻ

Theo các chuyên gia y tế, vắc xin thế hệ mới phòng bệnh não mô cầu tiêm ngay từ 2 tháng tuổi đến 55 tuổi, phòng bệnh sớm hơn, hiệu quả bảo vệ cao hơn.
Lưu ý chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng

Lưu ý chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng

Thời gian tới, nắng nóng có khả năng tiếp tục xuất hiện nhiều đợt và gay gắt hơn trung bình nhiều năm, có nguy cơ gây nên hạn hán, thiếu nước sạch cho sinh hoạt và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, người lao động.
6 cách giúp trẻ có thói quen ăn uống lành mạnh

6 cách giúp trẻ có thói quen ăn uống lành mạnh

Một chế độ ăn uống cân đối và giàu dinh dưỡng không chỉ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh mà còn mang lại lợi ích lâu dài cho cuộc sống của chúng. Việc xây dựng những thói quen ăn uống lành mạnh ngay từ khi còn nhỏ sẽ giúp trẻ hình thành mối quan hệ tích cực với thức ăn và theo suốt quá trình trưởng thành. Thực tế, việc hình thành thói quen ăn uống không chỉ mang lại niềm vui mà còn rất có lợi cho sức khỏe, lợi ích này không chỉ dành riêng cho con bạn, mà còn cho cả gia đình. Hãy bắt đầu ngay hôm nay với 6 cách sau đây.

Có thể bạn quan tâm

Cảnh báo tai nạn đuối nước mùa nắng nóng

Cảnh báo tai nạn đuối nước mùa nắng nóng

Liên tiếp 3 bệnh nhi bị đuối nước nghiêm trọng vừa được cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tai nạn đuối nước ở trẻ ngay trong dịp hè, nhất là dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 này.
5 thức uống giải độc gan tự nhiên tại nhà

5 thức uống giải độc gan tự nhiên tại nhà

(LĐ&PL) Khi sức khỏe của gan bị suy giảm, xuất hiện những dấu hiệu mệt mỏi hay khó chịu ở vùng bụng thì bạn nên sử dụng 5 loại đồ uống đơn giản tại nhà, giúp giải độc cho gan một cách tự nhiên và an toàn.
Hà Nội: Tăng cường biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng

Hà Nội: Tăng cường biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng

Trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Thành phố ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước, bệnh nhân phân bố rải rác ở 26 quận, huyện.
Ghi nhận ca mắc cúm A(H9) đầu tiên ở Việt Nam

Ghi nhận ca mắc cúm A(H9) đầu tiên ở Việt Nam

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa ghi nhận một trường hợp mắc cúm A (H9N2) đầu tiên tại Việt Nam. Bệnh nhân đang được cách ly để điều trị, hiện vẫn chưa rõ nguồn lây bệnh.
Chủ động phòng, chống bệnh não mô cầu cho trẻ

Chủ động phòng, chống bệnh não mô cầu cho trẻ

Theo các chuyên gia y tế, vắc xin thế hệ mới phòng bệnh não mô cầu tiêm ngay từ 2 tháng tuổi đến 55 tuổi, phòng bệnh sớm hơn, hiệu quả bảo vệ cao hơn.
Lưu ý chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng

Lưu ý chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng

Thời gian tới, nắng nóng có khả năng tiếp tục xuất hiện nhiều đợt và gay gắt hơn trung bình nhiều năm, có nguy cơ gây nên hạn hán, thiếu nước sạch cho sinh hoạt và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, người lao động.
6 cách giúp trẻ có thói quen ăn uống lành mạnh

6 cách giúp trẻ có thói quen ăn uống lành mạnh

Một chế độ ăn uống cân đối và giàu dinh dưỡng không chỉ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh mà còn mang lại lợi ích lâu dài cho cuộc sống của chúng. Việc xây dựng những thói quen ăn uống lành mạnh ngay từ khi còn nhỏ sẽ giúp trẻ hình thành mối quan hệ tích cực với thức ăn và theo suốt quá trình trưởng thành. Thực tế, việc hình thành thói quen ăn uống không chỉ mang lại niềm vui mà còn rất có lợi cho sức khỏe, lợi ích này không chỉ dành riêng cho con bạn, mà còn cho cả gia đình. Hãy bắt đầu ngay hôm nay với 6 cách sau đây.
Bé gái 9 tuổi hồi sinh cuộc đời nhờ ghép thận

Bé gái 9 tuổi hồi sinh cuộc đời nhờ ghép thận

Bé A.N (9 tuổi), chỉ nặng chừng 22kg, thấp còi so với bạn bè cùng trang lứa bởi căn bệnh suy thận. Trải qua hơn một năm trời với nhiều thách thức tìm nguồn thận phù hợp, bé gái ở Thành phố Hồ Chí Minh này đã được hồi sinh sau ca ghép thận, tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
Gia tăng các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Gia tăng các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Nhiều dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người đã lưu hành và có tác động lớn đến sức khỏe người dân như: Bệnh dại, cúm A (H5N1), bệnh liên cầu lợn ở người, bệnh than, bệnh Leptospira (bệnh xoắn khuẩn vàng da).
Nguy hiểm khi vừa sạc pin vừa sử dụng thiết bị điện tử

Nguy hiểm khi vừa sạc pin vừa sử dụng thiết bị điện tử

(LĐ&PL) Vừa cắm sạc pin điện thoại, laptop (máy tính xách tay) vừa sử dụng là thói quen của rất nhiều người, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng, có thể dẫn đến cháy nổ, thậm chí gây tử vong.
Những hiểu lầm phổ biến về việc ăn trứng và những người không nên ăn trứng

Những hiểu lầm phổ biến về việc ăn trứng và những người không nên ăn trứng

(LĐ&PL) Trứng là một loại thực phẩm quen thuộc và giàu dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày của chúng ta. Tuy nhiên, cần phải hiểu rõ những hiểu lầm và những điều kiêng kỵ khi ăn trứng để có thể hấp thụ một cách lành mạnh hơn.
18 loại thực phẩm "calo âm" càng ăn càng giảm cân!

18 loại thực phẩm "calo âm" càng ăn càng giảm cân!

(LĐ&PL) Khi muốn giảm cân nhưng vẫn muốn thưởng thức những món ngon, đôi khi chúng ta cảm thấy điều đó như một nhiệm vụ tưởng chừng không thể. Liệu có loại thực phẩm nào vừa làm hài lòng người yêu ẩm thực vừa giúp giảm cân không? Câu trả lời là có!
5 lưu ý và 5 điều cấm kỵ khi quý ông cạo râu

5 lưu ý và 5 điều cấm kỵ khi quý ông cạo râu

(LĐ&PL) Nắm bắt 5 mẹo vàng và tránh xa 5 điều cấm kỵ để cạo râu hoàn hảo, giúp quý ông tự tin với diện mạo sạch sẽ, không tổn thương da.
Chương Mỹ quyết tâm thực hiện kế hoạch chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030

Chương Mỹ quyết tâm thực hiện kế hoạch chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030

(LĐ&PL) Trên địa bàn huyện Chương Mỹ hiện đang có 208 bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS. Tổng số bệnh nhân đang được điều trị ARV là 168 người.
Bệnh nhân đột quỵ não cần làm gì để hạn chế tái phát?

Bệnh nhân đột quỵ não cần làm gì để hạn chế tái phát?

(LĐ&PL) Cứ 100 bệnh nhân sống sót sau đột quỵ não, sẽ có 25 trường hợp bị tái phát.
Xem thêm
Phiên bản di động