Nguyên nhân gia tăng số ca mắc cúm A "trái mùa"

Sức khỏe 17:56 | 28/07/2022
Các chuyên gia lưu ý, do trái mùa nên triệu chứng cúm A thường nặng, sốt rất cao, nếu không xử lý kịp sẽ gây ra biến chứng nặng nề cho trẻ em.
Biến chứng thần kinh đáng lo ngại của cúm A Hà Nội: Không chủ quan với dịch cúm A ở người lớn

TS Nguyễn Lương Tâm - Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) phân tích nguyên nhân gia tăng cúm A "trái mùa" là do trong 2 năm dịch COVID-19, người dân thường xuyên đeo khẩu trang, thực hiện giãn cách, thường xuyên rửa tay sát khuẩn... nên ít ghi nhận số ca bị cúm.

Sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát tốt, người dân đang có tâm lý chủ quan, không còn đeo khẩu trang, sát khuẩn tay... tạo điều kiện cho cúm A lây lan và gia tăng. Các chuyên gia khuyến cáo, cúm A là bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, giống như COVID-19. Do đó, để phòng bệnh, người dân vẫn cần đeo khẩu trang tại nơi đông người, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19 còn đang lưu hành.

Đáng chú ý, số lượng trẻ mắc cúm A trong mùa hè đang có xu hướng gia tăng. Những ngày gần đây, mỗi ngày Bệnh viện đa khoa (BVĐK) Hòe Nhai tiếp nhận khoảng 30 bệnh nhi đến khám, trong đó chủ yếu là trẻ bị bệnh đường hô hấp và tay chân miệng.

nguyen nhan gia tang so ca mac cum a trai mua hinh anh 1
Bệnh nhi tới khám tại BVĐK Hòe Nhai (Hà Nội).

TS.BS Phan Thị Thanh Bình, Giám đốc BV ĐK Hòe Nhai cho biết, thời gian gần đây, số lượng trẻ đến khám gia tăng trong do xuất hiện cùng lúc của nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như cúm A, tay chân miệng, sốt xuất huyết. Bên cạnh đó, tỷ lệ bệnh nhân mắc COVID-19 đang có xu hướng tăng trong cộng đồng với nhiều biến thể mới...

TS.BS Phan Thị Thanh Bình khuyến cáo, khi trẻ sốt cao liên tục trên 39 độ C và các phương pháp hạ sốt không hiệu quả, cha mẹ cần đưa trẻ đi viện nhằm tránh nguy cơ co giật khi không kiểm soát được cơn sốt. Với trẻ sốt cao ăn kém dẫn tới nôn trớ nhiều, các gia đình cũng nên đưa đi trẻ viện vì trẻ có thể gặp tình trạng mất nước, thậm chí trẻ bị nặng có thể sốc...

Theo hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, chủng virus gây cúm A đang lưu hành chủ yếu hiện nay là cúm A/H1N1 và A/H3N2, cúm B - là những chủng cúm đã có vaccine phòng bệnh hiệu quả, chưa phát hiện chủng cúm A có độc lực cao như: H5N1, H7N9, H5N6, H5N8.

Các chuyên gia khuyến cáo, dù đến thời điểm này, chưa ghi nhận trường hợp nào tử vong do cúm A, biểu hiện bệnh cũng tương đối nhẹ nhưng người dân tuyệt đối không chủ quan. Thông thường, người mắc cúm A có thể khôi phục sau 5-7 ngày nhưng với trẻ em và người trên 65 tuổi, người mắc bệnh mạn tính, đặc biệt bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hen phế quản, bệnh tim bẩm sinh, suy tim, bệnh mạch vành, đái tháo đường, suy giảm miễn dịch bệnh có thể diễn biến nặng nề, dễ chuyển thành ác tính.

Ngoài ra, bệnh còn gây ra viêm tai giữa, viêm xoang, nhiễm trùng đường tiết niệu. Một số trường hợp có thể tiến triển nặng với các triệu chứng như sốt cao, khó thở, tím tái, phù phổi do suy tim và có thể gây tử vong. Bệnh dễ chuyển thành ác tính đối với các trường hợp có tiền sử mắc các bệnh mạn tính, suy giảm đề kháng, miễn dịch như suy thận, đái tháo đường, người nghiện rượu, phụ nữ có thai, người già, trẻ nhỏ.

Với phụ nữ đang mang thai nếu mắc cúm A có thể gây ra biến chứng viêm phổi hoặc sẩy thai. Nếu mắc cúm trong 3 tháng đầu có thể gây ra biến chứng ở thai nhi, nhất là bệnh lý về hệ thần kinh trung ương.../.

Theo Thiên Bình/vov.vn

https://vov.vn/suc-khoe/nguyen-nhan-gia-tang-so-ca-mac-cum-a-trai-mua-post959583.vov

Link gốc: https://vov.vn/suc-khoe/nguyen-nhan-gia-tang-so-ca-mac-cum-a-trai-mua-post959583.vov

Tin khác

Dấu hiệu suy giảm trí nhớ liên quan giấc ngủ

Dấu hiệu suy giảm trí nhớ liên quan giấc ngủ

(LĐ&PL) Các dấu hiệu ban đầu của chứng sa sút trí tuệ đôi khi có thể liên quan đến kiểu ngủ, rối loạn giấc ngủ hoặc giấc mơ.
Lần đầu tiên Việt Nam ghép khí quản thành công từ người cho chết não

Lần đầu tiên Việt Nam ghép khí quản thành công từ người cho chết não

(LĐ&PL) Các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã ghép thành công đoạn khí quản của người chết não kết hợp với phẫu thuật tạo hình thực quản hẹp cho nam thanh niên người Thanh Hoá.
Nhiều kỳ vọng vào liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư

Nhiều kỳ vọng vào liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư

Sự ra đời của liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư thực sự là một cuộc cách mạng trong điều trị ung thư. Góp phần quan trọng trong việc phòng, chống và đẩy lùi bệnh ung thư tại Việt Nam cũng như thế giới. Đặc biệt, phương pháp này có thể áp dụng cho một số bệnh ung thư đã được điều trị bằng phương pháp khác không thành công; hoặc phối kết hợp với các phương pháp khác ngay từ đầu để nâng cao hiệu quả tối ưu.
Đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho phát triển bền vững

Đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho phát triển bền vững

(LĐ&PL) Mới đây, Trung tâm y tế huyện Ứng Hòa tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác Dân số và phát triển 6 tháng đầu năm; triển khai phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024 và hưởng ứng kỷ niệm Ngày Dân số thế giới 11/7/2024.
Tiếp tục nâng cao năng lực hệ thống y tế cơ sở trong chăm sóc sức khỏe nhân dân

Tiếp tục nâng cao năng lực hệ thống y tế cơ sở trong chăm sóc sức khỏe nhân dân

Ngày 14/6, Sở Y tế Hà Nội tổ chức hội nghị sơ kết công tác y tế cơ sở 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ quý III năm 2024.

Có thể bạn quan tâm

Bệnh viện đầu tiên của Hà Nội lấy, ghép tạng thành công từ người chết não

Bệnh viện đầu tiên của Hà Nội lấy, ghép tạng thành công từ người chết não

Lần đầu tiên, các bác sĩ của Bệnh viện Xanh Pôn đã lấy, ghép tạng thành công từ người chết não, từ đó thắp lên hy vọng cho những cuộc đời mới.
Thuốc lá điện tử: Có hại thì phải cấm!

Thuốc lá điện tử: Có hại thì phải cấm!

“Tuổi trẻ là mầm xuân đất nước”. Vì vậy, bảo vệ sức khỏe thế hệ trẻ để đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực và tương lai giống nòi là mệnh lệnh của cuộc sống. Đặc biệt, trong bối cảnh nước ta đang đối mặt với thực trạng già hóa dân số, việc nói không với thuốc lá thế hệ mới nhằm đảm bảo sức khỏe giống nòi là điều phải làm.
Dấu hiệu suy giảm trí nhớ liên quan giấc ngủ

Dấu hiệu suy giảm trí nhớ liên quan giấc ngủ

(LĐ&PL) Các dấu hiệu ban đầu của chứng sa sút trí tuệ đôi khi có thể liên quan đến kiểu ngủ, rối loạn giấc ngủ hoặc giấc mơ.
Lần đầu tiên Việt Nam ghép khí quản thành công từ người cho chết não

Lần đầu tiên Việt Nam ghép khí quản thành công từ người cho chết não

(LĐ&PL) Các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã ghép thành công đoạn khí quản của người chết não kết hợp với phẫu thuật tạo hình thực quản hẹp cho nam thanh niên người Thanh Hoá.
Nhiều kỳ vọng vào liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư

Nhiều kỳ vọng vào liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư

Sự ra đời của liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư thực sự là một cuộc cách mạng trong điều trị ung thư. Góp phần quan trọng trong việc phòng, chống và đẩy lùi bệnh ung thư tại Việt Nam cũng như thế giới. Đặc biệt, phương pháp này có thể áp dụng cho một số bệnh ung thư đã được điều trị bằng phương pháp khác không thành công; hoặc phối kết hợp với các phương pháp khác ngay từ đầu để nâng cao hiệu quả tối ưu.
Đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho phát triển bền vững

Đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho phát triển bền vững

(LĐ&PL) Huyện Ứng Hòa luôn xác định công tác Dân số và Phát triển là nhiệm vụ quan trọng của Chiến lược phát triển, là giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và cộng đồng.
Tiếp tục nâng cao năng lực hệ thống y tế cơ sở trong chăm sóc sức khỏe nhân dân

Tiếp tục nâng cao năng lực hệ thống y tế cơ sở trong chăm sóc sức khỏe nhân dân

Ngày 14/6, Sở Y tế Hà Nội tổ chức hội nghị sơ kết công tác y tế cơ sở 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ quý III năm 2024.
Những người giữ an toàn bãi biển

Những người giữ an toàn bãi biển

Những năm qua, phố biển Cửa Lò luôn khẳng định thương hiệu: An toàn, thân thiện, mến khách. An toàn được đặt lên đầu tiên và trong nỗ lực khẳng định thương hiệu đó có sự góp sức quan trọng của lực lượng đảm bảo an toàn cho du khách tắm biển, đó là lực lượng cứu hộ, cứu nạn.
Hà Nội ghi nhận thêm 41 ca mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 41 ca mắc sốt xuất huyết

Theo tin từ Sở Y tế Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 10/5 đến 17/5), trên địa bàn thành phố Hà Nội ghi nhận thêm 41 ca mắc sốt xuất huyết (tăng 16 ca so với tuần trước đó). Đây là tuần thứ 2 liên tiếp, số ca mắc sốt xuất huyết tăng.
Nâng bước chạy trẻ em Việt Nam

Nâng bước chạy trẻ em Việt Nam

(LĐ&PL) Hưởng ứng “Ngày hội Điền kinh trẻ em”, trong các ngày 15-16/5 tại Hà Nội, Liên đoàn Điền kinh Việt Nam phối hợp với Trường Phổ thông Liên cấp song ngữ Quốc tế Wellspring và các đối tác đồng tổ chức chương trình tập huấn theo chuẩn quốc tế.
Huy động các thầy thuốc giỏi cứu chữa nạn nhân trong vụ nổ lò hơi

Huy động các thầy thuốc giỏi cứu chữa nạn nhân trong vụ nổ lò hơi

Vụ nổ lò hơi tại Công ty gỗ Bình Minh, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai khiến nhiều người tử vong và bị thương. Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đề nghị huy động các thầy thuốc giỏi, bảo đảm đủ thuốc, phương tiện cấp cứu, xử trí, cứu chữa kịp thời người bị nạn.
Cảnh báo tai nạn đuối nước mùa nắng nóng

Cảnh báo tai nạn đuối nước mùa nắng nóng

Liên tiếp 3 bệnh nhi bị đuối nước nghiêm trọng vừa được cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tai nạn đuối nước ở trẻ ngay trong dịp hè, nhất là dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 này.
5 thức uống giải độc gan tự nhiên tại nhà

5 thức uống giải độc gan tự nhiên tại nhà

(LĐ&PL) Khi sức khỏe của gan bị suy giảm, xuất hiện những dấu hiệu mệt mỏi hay khó chịu ở vùng bụng thì bạn nên sử dụng 5 loại đồ uống đơn giản tại nhà, giúp giải độc cho gan một cách tự nhiên và an toàn.
Hà Nội: Tăng cường biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng

Hà Nội: Tăng cường biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng

Trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Thành phố ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước, bệnh nhân phân bố rải rác ở 26 quận, huyện.
Ghi nhận ca mắc cúm A(H9) đầu tiên ở Việt Nam

Ghi nhận ca mắc cúm A(H9) đầu tiên ở Việt Nam

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa ghi nhận một trường hợp mắc cúm A (H9N2) đầu tiên tại Việt Nam. Bệnh nhân đang được cách ly để điều trị, hiện vẫn chưa rõ nguồn lây bệnh.
Xem thêm
Phiên bản di động