Người dân cần nâng cao ý thức chủ động phòng chống sốt xuất huyết

Sức khỏe 07:44 | 21/05/2023
Theo nhận định của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tình hình dịch sốt xuất huyết có thể gia tăng nhanh trong thời gian tới. Bởi vậy, ngoài sự vào cuộc một cách quyết liệt của ngành Y tế thì người dân cũng cần nâng cao nhận thức, ý thức, thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng, chống dịch sốt xuất huyết.
Hà Nội: Chủ động, tích cực trong công tác phòng, chống sốt xuất huyết Số ca mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội tiếp tục giảm mạnh

Vừa qua, Sở Y tế Hà Nội tổ chức Hội nghị triển khai công tác phòng, chống sốt xuất huyết trên địa bàn Hà Nội năm 2023.

Người dân cần nâng cao ý thức chủ động phòng chống sốt xuất huyết
Cán bộ y tế quận Hai Bà Trưng tuyên truyền, vận động người dân áp dụng các biện pháp diệt bọ gậy, diệt muỗi.

Theo báo cáo của CDC Hà Nội, tính từ đầu năm 2023 đến ngày 15/5, toàn Thành phố ghi nhận 250 ca mắc sốt xuất huyết, số mắc tăng so với cùng kỳ năm 2022. Số ca mắc ghi nhận tại 27/30 quận, huyện, thị xã và tại 143/579 xã, phường, thị trấn. Ghi nhận 14 ổ dịch tại 9 quận, huyện gồm: Đống Đa, Bắc Từ Liêm, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, Thạch Thất, Hà Đông, Thanh Oai, Hoài Đức, Tây Hồ.

Trong thời gian qua, CDC Hà Nội đã chủ động phối hợp với các đơn vị trong việc xây dựng, triển khai kế hoạch phòng, chống dịch các cấp; triển khai kế hoạch vệ sinh môi trường - diệt bọ gậy, diệt muỗi chủ động phòng, chống sốt xuất huyết. Đồng thời xây dựng kế hoạch phát động hưởng ứng Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết (15/6/2023); tiếp tục duy trì các hoạt động giám sát dịch tễ, véc tơ truyền bệnh, phát hiện sớm, khoanh vùng xử lý ổ dịch, ca bệnh tại cộng đồng.

Thực hiện chiến dịch vệ sinh môi trường, phun hóa chất diệt muỗi phòng, chống sốt xuất huyết; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hỗ trợ các đơn vị triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết tại cơ sở; các đơn vị cũng đã chủ động, kịp thời tổng hợp, báo cáo tình hình dịch sốt xuất huyết trên phần mềm theo Thông tư 54 theo quy định.

Theo nhận định của CDC Hà Nội, tình hình dịch sốt xuất huyết có thể gia tăng nhanh trong thời gian tới, điều kiện thời tiết hiện nay thuận lợi cho loăng quăng, muỗi truyền bệnh phát triển. Hiện nay, số ca mắc đang tăng theo tuần. Vì vậy, ngoài sự vào cuộc một cách quyết liệt của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương và ngành Y tế thì người dân cũng cần nâng cao nhận thức, ý thức, thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng, chống dịch.

Tại Hội nghị, một số đơn vị Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã cũng đã đưa ra những ý kiến về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn cũng như những khó khăn, tồn tại cần tháo gỡ, trong đó có việc mua sắm vật tư, hoá chất phòng, chống dịch.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương đã ghi nhận những cố gắng, nỗ lực của CDC Hà Nội và các quận, huyện, thị xã trong công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn Thành phố, trong đó có công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết.

Để chủ động công tác phòng, chống dịch bệnh trong thời gian tới, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương yêu cầu các đơn vị y tế tiếp tục tham mưu cho chính quyền địa phương triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh tại cơ sở; rà soát, đề xuất tháo gỡ khó khăn về định mức chi cho hệ y tế dự phòng; bảo đảm đầy đủ vật tư hóa chất, máy phun sử dụng trong phòng, chống dịch. Cùng với đó, CDC Hà Nội tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, hỗ trợ các đơn vị triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh.

Phó Giám đốc Sở Y tế Vũ Cao Cương lưu ý, bắt đầu từ tuần tới CDC Hà Nội cần rà soát, thông báo chỉ số nguy cơ đối với từng quận, huyện, thị xã, khu vực nguy cơ cao về sốt xuất huyết để có những cảnh báo cho người dân. Đồng thời, rà soát lại công tác xét nghiệm mẫu, thống nhất với các đơn vị về việc gửi mẫu xét nghiệm làm sao hiệu quả, đáp ứng kịp thời công tác phòng, chống dịch.

Bên cạnh đó, theo Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, các đơn vị cần tiếp tục tăng cường tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết để người dân tự giác thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho cá nhân và cộng đồng; chủ động thu dọn vật dụng phế thải gây đọng nước, nơi bọ gậy, muỗi phát triển, đậy kín các dụng cụ chứa nước…

Nguyễn Minh

Link gốc: https://laodongthudo.vn/nguoi-dan-can-nang-cao-y-thuc-chu-dong-phong-chong-sot-xuat-huyet-156116.html

Tin khác

Ngủ ít lại ăn thiếu những món này, dễ chết sớm vì bệnh tim, ung thư

Ngủ ít lại ăn thiếu những món này, dễ chết sớm vì bệnh tim, ung thư

Nghiên cứu dựa trên hơn 23.000 người Mỹ cho thấy nguyên nhân tử vong sớm do mọi nguyên nhân - đặc biệt là bệnh tim mạch và ung thư - sẽ tăng cao nếu như bạn ăn thiếu một số thứ, kết hợp với thiếu ngủ.
Người dân cần nâng cao ý thức chủ động phòng chống sốt xuất huyết

Người dân cần nâng cao ý thức chủ động phòng chống sốt xuất huyết

Theo nhận định của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tình hình dịch sốt xuất huyết có thể gia tăng nhanh trong thời gian tới. Bởi vậy, ngoài sự vào cuộc một cách quyết liệt của ngành Y tế thì người dân cũng cần nâng cao nhận thức, ý thức, thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng, chống dịch sốt xuất huyết.
Huyện Thường Tín tăng cường nâng cao nhận thức cho người dân về an toàn thực phẩm

Huyện Thường Tín tăng cường nâng cao nhận thức cho người dân về an toàn thực phẩm

(LĐ&PL) Thực hiện Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2023, huyện Thường Tín (Hà Nội) đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân và các chủ hộ kinh doanh nông sản, thực phẩm.
Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị say nắng, say nóng?

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị say nắng, say nóng?

Trước tình hình thời tiết nắng nóng kéo dài, trẻ em là đối tượng đặc biệt nhạy cảm và rất dễ bị say nắng, say nóng. Nếu trẻ bị say nắng, say nóng, bố mẹ cần bình tĩnh để có cách xử trí kịp thời...
5 triệu người chết vì đột quỵ năm 2030: Cảnh báo 7 nguyên nhân hàng đầu

5 triệu người chết vì đột quỵ năm 2030: Cảnh báo 7 nguyên nhân hàng đầu

Số ca tử vong trên toàn thế giới liên quan đến đột quỵ - chỉ riêng loại do thiếu máu cục bộ - đã tăng từ 2 triệu của năm 1990 lên 3,29 triệu trong năm 2019 và sẽ vọt lên 5 triệu người trong năm 2030, một nghiên cứu lớn cảnh báo.

Có thể bạn quan tâm

Bảo quản thực phẩm đúng cách mùa nắng nóng

Bảo quản thực phẩm đúng cách mùa nắng nóng

Thời tiết nắng nóng của mùa hè là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus gây bệnh đường ruột phát triển, đây cũng là thời điểm gia tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Kế hoạch sử dụng vắc xin phòng Covid-19 năm 2023

Kế hoạch sử dụng vắc xin phòng Covid-19 năm 2023

(LĐ&PL) Mới đây, Bộ Y tế ban hành Quyết định 2227/QĐ-BYT về Kế hoạch sử dụng vắc xin phòng Covid-19 năm 2023. Trong đó, quy định các nhóm đối tượng cần tiêm vắc xin phòng Covid-19 năm 2023.
Ngủ ít lại ăn thiếu những món này, dễ chết sớm vì bệnh tim, ung thư

Ngủ ít lại ăn thiếu những món này, dễ chết sớm vì bệnh tim, ung thư

Nghiên cứu dựa trên hơn 23.000 người Mỹ cho thấy nguyên nhân tử vong sớm do mọi nguyên nhân - đặc biệt là bệnh tim mạch và ung thư...
Người dân cần nâng cao ý thức chủ động phòng chống sốt xuất huyết

Người dân cần nâng cao ý thức chủ động phòng chống sốt xuất huyết

Theo nhận định của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tình hình dịch sốt xuất huyết có thể gia tăng nhanh trong thời gian tới.
Huyện Thường Tín tăng cường nâng cao nhận thức cho người dân về an toàn thực phẩm

Huyện Thường Tín tăng cường nâng cao nhận thức cho người dân về an toàn thực phẩm

(LĐ&PL) Thực hiện Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2023, huyện Thường Tín (Hà Nội) đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân và các chủ hộ kinh doanh nông sản, thực phẩm.
Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị say nắng, say nóng?

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị say nắng, say nóng?

Thời tiết nắng nóng kéo dài, trẻ em là đối tượng đặc biệt nhạy cảm và rất dễ bị say nắng, say nóng. Nếu trẻ bị say nắng, say nóng, bố mẹ cần bình tĩnh.
5 triệu người chết vì đột quỵ năm 2030: Cảnh báo 7 nguyên nhân hàng đầu

5 triệu người chết vì đột quỵ năm 2030: Cảnh báo 7 nguyên nhân hàng đầu

Số ca tử vong trên toàn thế giới liên quan đến đột quỵ - chỉ riêng loại do thiếu máu cục bộ - đã tăng từ 2 triệu của năm 1990 lên 3,29 triệu trong năm 2019...
Cảnh báo: Điều nhiều người xem nhẹ có thể kích hoạt ung thư máu

Cảnh báo: Điều nhiều người xem nhẹ có thể kích hoạt ung thư máu

Một quá trình liên quan đến việc tế bào máu tích lũy các đột biến gien và có thể gây ra ung thư máu có mầm mống sâu xa từ những thói quen thiếu lành mạnh...
Trên 180 nghìn người dân huyện Mê Linh sẽ được khám, quản lý sức khỏe

Trên 180 nghìn người dân huyện Mê Linh sẽ được khám, quản lý sức khỏe

(LĐ&PL) Ngày 15/5, huyện Mê Linh phối hợp với Sở Y tế thành phố Hà Nội tổ chức phát động chương trình khám, quản lý sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn huyện Mê Linh.
Những địa điểm cấm hút thuốc lá theo quy định của Bộ Y tế

Những địa điểm cấm hút thuốc lá theo quy định của Bộ Y tế

(LĐ&PL) Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 11/2023/TT-BYT quy định về thực hiện địa điểm cấm hút thuốc lá và xét tặng Giải thưởng Môi trường không thuốc lá, trong đó quy định cụ thể các địa điểm nghiêm cấm hút thuốc lá.
Cảnh báo người tiêu dùng không sử dụng 14 sản phẩm siro ho bị cấm

Cảnh báo người tiêu dùng không sử dụng 14 sản phẩm siro ho bị cấm

(LĐ&PL) Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số phát đi khuyến cáo tới người tiêu dùng về 14 sản phẩm siro ho không được phép lưu hành tại Việt Nam.
Phòng bệnh truyền nhiễm đường hô hấp thường gặp khi giao mùa

Phòng bệnh truyền nhiễm đường hô hấp thường gặp khi giao mùa

Ngoài Covid-19, khi thời tiết giao mùa, nhiều trẻ em và người lớn có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm khác như cúm, viêm phổi, viêm màng não do mô cầu khuẩn…
Báo động trầm cảm ở trẻ vị thành niên: Khi nào cần đưa đến bác sĩ?

Báo động trầm cảm ở trẻ vị thành niên: Khi nào cần đưa đến bác sĩ?

Có nhiều dấu hiệu để nhận diện trẻ đang gặp rối loạn tâm thần, trầm cảm, stress nhưng các gia đình thường rất khó để nhận biết trẻ có thật sự cần phải can thiệp tâm lý hay không?
Ngủ trưa quá 30 phút, coi chừng 3 hậu quả đáng sợ và khó ngờ

Ngủ trưa quá 30 phút, coi chừng 3 hậu quả đáng sợ và khó ngờ

Nhiều vấn đề sức khỏe liên quan đến một loạt bệnh mạn tính, nan y và gây tử vong sớm có thể bị thúc đẩy chỉ bởi thói quen ngủ trưa quá lâu, theo các nhà nghiên cứu Mỹ.
Đảm bảo sức khỏe và an toàn cho trẻ dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Đảm bảo sức khỏe và an toàn cho trẻ dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

(LĐ&PL) Hàng năm, vào mỗi dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương thường tiếp nhận và điều trị trẻ nhập viện vì tai nạn thương tích đều tăng cao hơn so với ngày thường.
Xem thêm
Phiên bản di động