Ngủ trưa quá 30 phút, coi chừng 3 hậu quả đáng sợ và khó ngờ
Căn bệnh ít người biết khiến 40% bệnh nhân phải cắt cụt chi |
Bài công bố trên tạp chí Obesity cho thấy tuy giấc ngủ trưa ngắn được cho là cực tốt cho sức khỏe, giấc ngủ trưa dài lại gây những tác động tồi tệ lên hệ thống trao đổi chất, khởi nguồn cho nhiều căn bệnh.
Nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi Bệnh viện Brigham and Women's (Mỹ) đã đánh giá sức khỏe của 3.275 người trưởng thành trong quần thể Địa Trung Hải phát hiện giấc ngủ trưa dài liên quan đến việc tăng chỉ số BMI, tăng nguy cơ cao huyết áp và hội chứng chuyển hóa (liên quan đến tiểu đường, một số bệnh tim mạch).
![]() |
Ngủ trưa quá 30 phút có thể gây tác dụng ngược. (Ảnh minh họa từ Internet) |
Giấc ngủ trưa dài được định nghĩa là ngủ trưa từ 30 phút trở lên còn BMI là chỉ số khối cơ thể (tính bằng cân nặng chia cho bình phương chiều cao), thể hiện việc một người bị thiếu cân, khỏe mạnh hay thừa cân - béo phì.
Béo phì được coi như một bệnh bao hàm bệnh, có thể thúc đẩy nhiều bệnh khác nhau bao gồm tim mạch, tiểu đường, là nguyên nhân gây ra hơn 10 loại ung thư, làm tăng nặng các bệnh truyền nhiễm...
Cao huyết áp là một trong những bệnh mạn tính phổ biến nhất thế giới; trong khi hội chứng chuyển hóa thúc đẩy một loạt bệnh mạn tính khác. Cả 3 hậu quả sức khỏe trên đều làm giảm tuổi thọ và chất lượng sống sâu sắc.
Người Địa Trung Hải mà nhóm nghiên cứu lựa chọn là nhóm dân số được cho là khỏe mạnh trên trung bình, bởi có chế độ ăn, sinh hoạt lành mạnh nhất thế giới. Tuy nhiên dường như chỉ việc ngủ trưa dài cũng đủ làm hại một số người trong số họ.
Nguyên nhân chính của sự việc được cho là việc ngủ trưa dài làm giảm chất lượng của giấc ngủ đêm, mà mất ngủ ban đêm đã được chứng minh là làm suy giảm sức khỏe nghiêm trọng và thúc đẩy một loạt vấn đề chuyển hóa, tim mạch, ung thư, trầm cảm...
Ngoài ra, họ thường ăn muộn hơn vào ban đêm, một thói quen có hại khác.
Một nghiên cứu trước đó dựa trên một nhóm dân số Anh cũng đã chỉ ra liên hệ giữa giấc ngủ trưa dài và tình trạng béo phì - béo bụng.
"Nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của việc xem xét độ dài giấc ngủ trưa, xem xét lại cả các giấc ngủ ngắn, lợi ích của các thời gian ngủ khác nhau và đưa ra thời lượng ngủ trưa tối ưu dựa trên văn hóa và các tác động sức khỏe" - News Medical dẫn lời Giáo sư Frank Scheer từ Khoa Rối loạn giấc ngủ và sinh học của Bệnh viện Brigham and Women's, đồng tác giả.
Theo Anh Thư/nld.com.vn
Tin khác

Huyện Mê Linh triển khai nhiều hoạt động phòng chống dịch sốt xuất huyết

Truyền thông lưu động nâng cao kiến thức phòng chống sốt xuất huyết cho người dân

Quận Tây Hồ: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu

Bảo đảm cung ứng đủ thuốc điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết nặng

Nâng cao năng lực cho cộng tác viên dân số cơ sở
Có thể bạn quan tâm

Nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Giám đốc Sở Y tế Hà Nội trao hỗ trợ tới gia đình nạn nhân tử vong vụ cháy chung cư mini

Huyện Mê Linh triển khai nhiều hoạt động phòng chống dịch sốt xuất huyết

Truyền thông lưu động nâng cao kiến thức phòng chống sốt xuất huyết cho người dân

Quận Tây Hồ: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu

Bảo đảm cung ứng đủ thuốc điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết nặng

Nâng cao năng lực cho cộng tác viên dân số cơ sở

Ba Vì tăng cường công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết

Cứu sống 3 bệnh nhi nguy kịch vì bị rắn độc cắn

Hơn 300 cán bộ công chức, viên chức, người lao động huyện Mê Linh được sàng lọc ung thư

Không sử dụng thư cảm ơn của người bệnh để quảng cáo thực phẩm chức năng

Cấp cứu kịp thời cho nữ bệnh nhân bị đứt gân tay do máy xay đa năng

Đổi mới, nâng cao công tác tuyên truyền, giáo dục về dân số

Tiếp nối truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”
