Mức cho vay để mua, thuê mua nhà ở xã hội tối đa bằng 80% giá trị hợp đồng
Vấn đề này, pháp luật đã có quy định. Cụ thể, theo khoản 1 Điều 16 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 16 Điều 1 Nghị định số 49/2021/NĐ-CP, một trong những chính sách ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội có “đối tượng được vay vốn là các đối tượng quy định tại các khoản 1, 4, 5, 6 và 7 Điều 49 của Luật Nhà ở”.
Các đối tượng quy định tại các khoản 1, 4, 5, 6 và 7 Điều 49 của Luật Nhà ở năm 2014 cụ thể như sau:
“1. Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;
4. Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;
5. Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;
6. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;
7. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức”.
![]() |
Ảnh minh họa. Ảnh: VGP |
Như vậy, trước tiên, người có nhu cầu mua, thuê mua nhà ở xã hội cần đối chiếu quy định nêu trên để xác định mình có thuộc đối tượng được vay vốn hay không.
Điều kiện được vay vốn đối với hộ gia đình, cá nhân vay vốn để mua, thuê mua nhà ở xã hội, theo khoản 2 Điều 16 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 16 Điều 1 Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 của Chính phủ, bao gồm:
“a) Có đủ vốn tối thiểu tham gia vào phương thức vay vốn theo quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định;
b) Có đủ hồ sơ chứng minh theo quy định tại Điều 22 của Nghị định này;
c) Có nguồn thu nhập và có khả năng trả nợ theo cam kết với Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định;
d) Có Giấy đề nghị vay vốn để mua, thuê mua nhà ở xã hội, trong đó có cam kết của cá nhân và các thành viên trong hộ gia đình chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống;
đ) Có hợp đồng mua, thuê mua nhà ở xã hội với chủ đầu tư theo quy định của Nghị định này và của pháp luật về nhà ở;
e) Thực hiện bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay theo quy định của pháp luật. Ngân hàng cho vay, chủ đầu tư và người vay vốn phải quy định rõ phương thức quản lý, xử lý tài sản bảo đảm trong hợp đồng ba bên”.
Về mức vốn vay, theo điểm a khoản 4 Điều này, “trường hợp mua, thuê mua nhà ở xã hội thì mức vốn cho vay tối đa bằng 80% giá trị hợp đồng mua, thuê mua nhà”.
Tin khác

Có phải làm lại CCCD khi Bộ Công an đổi mẫu mới?

Thống nhất liên thông dữ liệu giấy khám sức khỏe lái xe, chứng sinh

Cán bộ, công chức không tổ chức đám cưới xa hoa, lãng phí
Bỏ quy định đấu thầu thuốc ''giá năm sau không cao hơn năm trước''

Bộ Nội vụ đề xuất bỏ tinh giản biên chế với 3 đối tượng
Có thể bạn quan tâm

Đề xuất nới điều kiện mua nhà ở xã hội, không cần thường trú, tạm trú

Đảm bảo tất cả mọi người cao tuổi đều có lương hưu hoặc trợ cấp từ ngân sách

Giảm năm đóng bảo hiểm xã hội: Lao động nữ có lợi hơn khi tính hưởng lương hưu

Có phải làm lại CCCD khi Bộ Công an đổi mẫu mới?

Thống nhất liên thông dữ liệu giấy khám sức khỏe lái xe, chứng sinh

Cán bộ, công chức không tổ chức đám cưới xa hoa, lãng phí
Bỏ quy định đấu thầu thuốc ''giá năm sau không cao hơn năm trước''

Bộ Nội vụ đề xuất bỏ tinh giản biên chế với 3 đối tượng

Đưa tiêu chí ''Không hút thuốc'' vào tiêu chuẩn công nhận ''Gia đình văn hóa''

Số lượng người hưởng bảo hiểm xã hội một lần gia tăng hàng năm

Từ 31-3 sẽ khóa thuê bao nếu không chuẩn hóa thông tin cá nhân

Triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng hỗ trợ nhà ở xã hội

Mức cho vay để mua, thuê mua nhà ở xã hội tối đa bằng 80% giá trị hợp đồng

Đề xuất thêm nguồn hỗ trợ kinh tế cho người cao tuổi không có lương hưu
