Lợi ích “3 trong 1” trong hợp tác doanh nghiệp và trường nghề

Thời sự 18:40 | 09/12/2022
Nâng cao chất lượng đào tạo, đào tạo nguồn nhân lực tay nghề cao và giải quyết việc làm, đó là lợi ích “3 trong 1” khi hệ thống giáo dục nghề nghiệp bắt tay với doanh nghiệp.
Các trường nghề sẽ không tăng học phí trong năm học 2022-2023
Sinh viên Khoa Cơ khí, Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội. (Ảnh: HHT)
Sinh viên Khoa Cơ khí, Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội. (Ảnh: HHT)

Cơ hội từ thực tế của doanh nghiệp

Thông tin về công tác giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội do Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết, nhiều ngành nghề khi học sinh, sinh viên ra trường được doanh nghiệp tuyển dụng 100%. Trong đó có những ngành như: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí; công nghệ kỹ thuật điện, điện tử; công nghệ sơn ô-tô; công nghệ ô-tô; tự động hóa…

Không chỉ là những ngành thị trường đang cần, điểm chung của những ngành nghề này là đã có sự hợp tác đào tạo giữa các cơ sở giáo dục nghề với doanh nghiệp, để sinh viên có thể tiếp cận những bài toán thực tế ngay khi còn ngồi trên giảng đường.

Như tại trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội, cơ sở này đã liên kết hợp tác lâu dài với hơn 200 doanh nghiệp. Từ đó, giúp cho sinh viên học nghề có cơ hội được thực tập đúng ngành đúng nghề trong 3 năm học, với 700 giờ thực tập tại doanh nghiệp. Còn doanh nghiệp sẽ được nhà trường cung ứng nguồn lao động có chất lượng cao, đáp ứng ngay được yêu cầu công việc sau khi ra trường.

Lợi ích “3 trong 1” trong hợp tác doanh nghiệp và trường nghề ảnh 1
Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội ký hợp tác với Công ty Cổ phần Codelovers Việt Nam nhằm tăng cường đào tạo đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp. (Ảnh: HHT)

Hợp tác với doanh nghiệp được xem là yêu cầu tất yếu nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh nền kinh tế luôn thay đổi và biến động.

Ở chiều ngược lại, việc tăng cường hợp tác đào tạo, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tham gia đầu tư vào hoạt động giáo dục nghề nghiệp một cách hiệu quả.

Chính vì vậy, trong lễ tốt nghiệp khóa 10 của trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội diễn ra vào tháng 8/2022, đại diện nhà trường cho biết, hiện tại, nhiều doanh nghiệp đã có đơn đặt hàng đào tạo kỹ sư thực hành tại trường để sau này làm việc tại doanh nghiệp. Đây là cơ hội tốt cho sinh viên khi không chỉ rèn luyện kiến thức mà còn được hỗ trợ học phí và các khoản sinh hoạt, thậm chí được trả lương tại các tập đoàn, công ty như Hanwha, Agrimeco, PMC-VNPT, Carehom,…

Cần sự chủ động đổi mới từ nhà trường

Xây dựng các mô hình đào tạo kết nối doanh nghiệp, cung cấp đầy đủ kiến thức, kỹ năng cho người học và chú trọng đổi mới sáng tạo và nghiên cứu... đang được nhiều trường nghề áp dụng triển khai để tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường lao động.

Luật Giáo dục nghề nghiệp có hiệu lực từ tháng 7 năm 2015 có 1 chương với 2 điều quy định về quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

Là đơn vị trực tiếp thực hiện Kế hoạch tổ chức các hoạt động gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động và việc làm bền vững giai đoạn 2021-2025, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp luôn tập trung mục tiêu: "Tăng cường gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động và việc làm bền vững, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, hỗ trợ giải quyết việc làm cho người học, đáp ứng nhu cầu nhân lực qua đào tạo cho phát triển kinh tế".

Thạc sĩ Đỗ Văn Giang, Phó Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) cho biết, Luật Giáo dục nghề nghiệp có hiệu lực từ tháng 7 năm 2015 có 1 chương với 2 điều quy định về quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Đây là sự khác biệt lớn của hệ thống giáo dục nghề nghiệp so với dạy nghề trước kia. Trên cơ sở của Luật Giáo dục nghề nghiệp, việc kết nối với doanh nghiệp trong tổ chức, quản lý và đặt hàng đào tạo với cơ sở giáo dục nghề nghiệp dần được nâng tầm và mở rộng hơn.

Điều quan trọng là, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chủ động hợp tác với doanh nghiệp trong mọi công đoạn của quá trình đào tạo. Đó là từ khâu tuyển chọn đầu vào, đến đầu ra khi học sinh, sinh viên tốt nghiệp một cách linh hoạt hơn, phù hợp với thực tiễn sử dụng nhân lực của doanh nghiệp.

Đặc biệt, dựa theo Kế hoạch tổ chức các hoạt động gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động và việc làm bền vững giai đoạn 2021-2025 của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và các văn bản hướng dẫn, hoạt động gắn kết với doanh nghiệp của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã trở thành "tự thân, tự chủ" và rộng khắp của hầu hết các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên toàn quốc.

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã phối hợp các doanh nghiệp xây dựng chương trình đào tạo trên cơ sở chuẩn đầu ra. Nhờ đó, đến cuối năm 2020, đã xây dựng, thẩm định ban hành 600 quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp (chuẩn đầu ra) cho 300 ngành, nghề đào tạo ở trình độ trung cấp, cao đẳng. Cùng với đó, thí điểm xây dựng chuẩn đầu ra cho 17 nghề từ bậc 1-3.

Với mục tiêu hội nhập sâu rộng với thị trường lao động, nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã phối hợp các tổ chức quốc tế thí điểm triển khai các chương trình đào tạo tiên tiến của một số nước phát triển như Pháp, Bỉ, Đức, Thụy Sỹ....

Đồng thời, các trường đã chuyển giao các bộ chương trình đào tạo tiên tiến của Australia, Đức, Pháp và Hàn Quốc, triển khai các chương trình đào tạo chất lượng cao, chương trình liên kết với các cơ sở đào tạo nước ngoài để nâng cao chất lượng đào tạo, giúp sinh viên có thêm cơ hội tiếp cận các doanh nghiệp trong và ngoài nước để thực tập và làm việc sau này.

Đến nay, 21 trường triển khai xây dựng đề án triển khai chương trình chất lượng cao với 103 chương trình trình độ cao đẳng, trung cấp. 7 trường cao đẳng được cấp giấy chứng nhận liên kết đào tạo với nước ngoài theo Nghị định số 15/2019/NĐ-CP với 19 chương trình đào tạo cấp bằng của nước ngoài.

Ông Đỗ Văn Giang nhận định, gắn kết giữa giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động và việc làm bền vững có chuyển biến tích cực. Cách nhìn nhận của doanh nghiệp về giáo dục nghề nghiệp có thay đổi trong việc hợp tác giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước các cấp và cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp đã có nhiều hình thức, mô hình hợp tác đa dạng, phong phú; gắn kết giữa đào tạo và giải quyết việc làm cho người học sau tốt nghiệp.

Đại diện Vụ Đào tạo chính quy cũng nhấn mạnh: “Chủ động gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp, trên cơ sở trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, hướng tới doanh nghiệp thực sự là “cánh tay nối dài” trong hoạt động đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp”.

Theo Anh Chi/nhandan.vn

https://nhandan.vn/loi-ich-3-trong-1-trong-hop-tac-doanh-nghiep-va-truong-nghe-post728926.html

Link gốc: https://nhandan.vn/loi-ich-3-trong-1-trong-hop-tac-doanh-nghiep-va-truong-nghe-post728926.html

Tin khác

Ngày 1/7 - Dấu mốc lịch sử mở ra loạt cải cách toàn diện về tổ chức chính quyền, pháp luật và an sinh xã hội

Ngày 1/7 - Dấu mốc lịch sử mở ra loạt cải cách toàn diện về tổ chức chính quyền, pháp luật và an sinh xã hội

Từ ngày 1/7/2025, 34 tỉnh, thành phố mới chính thức bước vào giai đoạn triển khai đồng loạt hàng loạt thay đổi mang tính chiến lược trên nhiều lĩnh vực. Đây là cột mốc quan trọng, đánh dấu sự vận hành của mô hình chính quyền địa phương hai cấp, sự sắp xếp tổ chức hành chính cấp tỉnh, cấp xã, cùng việc thực thi hàng loạt đạo luật mới có tác động sâu rộng đến đời sống kinh tế - xã hội, pháp luật và quản trị công.
Ban hành Chương trình hành động kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng trong quản lý tài sản công

Ban hành Chương trình hành động kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng trong quản lý tài sản công

Ngày 30/6, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 193/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Quy định số 189-QĐ/TW của Bộ Chính trị nhằm kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Đây được xem là bước đi chiến lược, cụ thể hóa yêu cầu siết chặt kỷ cương trong quản trị nguồn lực công, góp phần xây dựng nền hành chính liêm chính, minh bạch.
Chính phủ thành lập Quỹ Phát triển dữ liệu quốc gia

Chính phủ thành lập Quỹ Phát triển dữ liệu quốc gia

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 160/2025/NĐ-CP ngày 29/6/2025, quy định về việc thành lập Quỹ Phát triển dữ liệu quốc gia…
Cục Hàng không yêu cầu tăng cường an toàn sau vụ va chạm máy bay tại Nội Bài

Cục Hàng không yêu cầu tăng cường an toàn sau vụ va chạm máy bay tại Nội Bài

Sau sự cố va chạm giữa hai máy bay tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài ngày 27/6, Cục Hàng không Việt Nam đã ban hành công văn hỏa tốc yêu cầu các đơn vị trong ngành triển khai đồng bộ, nghiêm túc các biện pháp tăng cường bảo đảm an toàn hàng không, đặc biệt trong quá trình điều hành và vận hành tàu bay tại sân bay.
Hải quan hỏa tốc hướng dẫn kê khai hàng hóa áp dụng thuế GTGT 8% từ 1/7

Hải quan hỏa tốc hướng dẫn kê khai hàng hóa áp dụng thuế GTGT 8% từ 1/7

Để triển khai kịp thời chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) từ 10% xuống còn 8%, Cục Hải quan (Bộ Tài chính) vừa ban hành công văn hỏa tốc hướng dẫn các Chi cục Hải quan toàn quốc thực hiện đúng quy định, bắt đầu từ 0h00 ngày 1/7/2025.

Có thể bạn quan tâm

Thành lập Tổ công tác liên ngành triển khai đô thị thông minh giai đoạn 2026-2030

Thành lập Tổ công tác liên ngành triển khai đô thị thông minh giai đoạn 2026-2030

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định số 1413/QĐ-TTg về việc thành lập Tổ công tác liên ngành điều phối xây dựng và triển khai đô thị thông minh giai đoạn 2026-2030, đánh dấu bước tiến quan trọng trong thực hiện Nghị quyết số 71/NQ-CP và thúc đẩy chiến lược chuyển đổi số quốc gia.
Loại bỏ hình thức giáng chức và hạ bậc lương với công chức từ 1/7

Loại bỏ hình thức giáng chức và hạ bậc lương với công chức từ 1/7

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 172/2025/NĐ‑CP (ngày 30/6), có hiệu lực từ 1/7/2025, sửa đổi các hình thức kỷ luật công chức nhằm thống nhất với Luật Cán bộ, công chức 2025.
Ngày 1/7 - Dấu mốc lịch sử mở ra loạt cải cách toàn diện về tổ chức chính quyền, pháp luật và an sinh xã hội

Ngày 1/7 - Dấu mốc lịch sử mở ra loạt cải cách toàn diện về tổ chức chính quyền, pháp luật và an sinh xã hội

Từ ngày 1/7/2025, 34 tỉnh, thành phố mới chính thức bước vào giai đoạn triển khai đồng loạt hàng loạt thay đổi mang tính chiến lược trên nhiều lĩnh vực. Đây là cột mốc quan trọng, đánh dấu sự vận hành của mô hình chính quyền địa phương hai cấp, sự sắp xếp tổ chức hành chính cấp tỉnh, cấp xã, cùng việc thực thi hàng loạt đạo luật mới có tác động sâu rộng đến đời sống kinh tế - xã hội, pháp luật và quản trị công.
Ban hành Chương trình hành động kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng trong quản lý tài sản công

Ban hành Chương trình hành động kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng trong quản lý tài sản công

Ngày 30/6, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 193/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Quy định số 189-QĐ/TW của Bộ Chính trị nhằm kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Đây được xem là bước đi chiến lược, cụ thể hóa yêu cầu siết chặt kỷ cương trong quản trị nguồn lực công, góp phần xây dựng nền hành chính liêm chính, minh bạch.
Chính phủ thành lập Quỹ Phát triển dữ liệu quốc gia

Chính phủ thành lập Quỹ Phát triển dữ liệu quốc gia

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 160/2025/NĐ-CP ngày 29/6/2025, quy định về việc thành lập Quỹ Phát triển dữ liệu quốc gia…
Cục Hàng không yêu cầu tăng cường an toàn sau vụ va chạm máy bay tại Nội Bài

Cục Hàng không yêu cầu tăng cường an toàn sau vụ va chạm máy bay tại Nội Bài

Sau sự cố va chạm giữa hai máy bay tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài ngày 27/6, Cục Hàng không Việt Nam đã ban hành công văn hỏa tốc yêu cầu các đơn vị trong ngành triển khai đồng bộ, nghiêm túc các biện pháp tăng cường bảo đảm an toàn hàng không, đặc biệt trong quá trình điều hành và vận hành tàu bay tại sân bay.
Hải quan hỏa tốc hướng dẫn kê khai hàng hóa áp dụng thuế GTGT 8% từ 1/7

Hải quan hỏa tốc hướng dẫn kê khai hàng hóa áp dụng thuế GTGT 8% từ 1/7

Để triển khai kịp thời chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) từ 10% xuống còn 8%, Cục Hải quan (Bộ Tài chính) vừa ban hành công văn hỏa tốc hướng dẫn các Chi cục Hải quan toàn quốc thực hiện đúng quy định, bắt đầu từ 0h00 ngày 1/7/2025.
Thủ tướng họp về cân bằng thương mại với Mỹ

Thủ tướng họp về cân bằng thương mại với Mỹ

Trưa 28/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp để tiếp tục xem xét, giải quyết các quan tâm của phía Mỹ liên quan kinh tế, thương mại, đầu tư.
Chậm nhất ngày 30/6 phải hoàn thành bàn giao trụ sở, tài sản công

Chậm nhất ngày 30/6 phải hoàn thành bàn giao trụ sở, tài sản công

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa yêu cầu các cơ quan, đơn vị hành chính cấp huyện và xã cũ phải hoàn tất việc bàn giao trụ sở, tài sản công trước ngày 30/6/2025, để phục vụ việc triển khai mô hình chính quyền hai cấp theo lộ trình sắp xếp đơn vị hành chính mới.
Đình chỉ hai tổ phi công sau vụ va chạm máy bay tại Nội Bài

Đình chỉ hai tổ phi công sau vụ va chạm máy bay tại Nội Bài

Vietnam Airlines đã quyết định tạm đình chỉ bay hai tổ phi công, gồm bốn người, để phục vụ công tác điều tra sau sự cố va chạm giữa hai máy bay của hãng tại sân bay quốc tế Nội Bài vào chiều 27/6.
Từ 1/7: Toàn quốc có 34 Công an cấp tỉnh và hơn 3.319 Công an cấp xã

Từ 1/7: Toàn quốc có 34 Công an cấp tỉnh và hơn 3.319 Công an cấp xã

Từ ngày 1/7/2025, hệ thống tổ chức Công an nhân dân trên toàn quốc sẽ chính thức vận hành theo mô hình đơn vị hành chính mới. Theo đó, cả nước sẽ có 34 Công an cấp tỉnh (mới) và 3.319 Công an cấp xã, trong đó bao gồm 2.621 xã, 687 phường và 11 đặc khu hành chính.
Hà Nội tạm thời giữ nguyên 30 điểm tiếp nhận thủ tục hành chính công

Hà Nội tạm thời giữ nguyên 30 điểm tiếp nhận thủ tục hành chính công

Ngày 26/6/2025, Sở Nội vụ thành phố Hà Nội ban hành Công văn số 3590/SNV-SBN, hướng dẫn bổ sung về việc tổ chức các điểm tiếp nhận, phục vụ hành chính công tại các xã, phường mới trong bối cảnh thành phố đang triển khai điều chỉnh mô hình chính quyền đô thị.
Quốc hội thông qua luật bổ sung quyền hạn cho Trưởng, Phó Công an cấp xã

Quốc hội thông qua luật bổ sung quyền hạn cho Trưởng, Phó Công an cấp xã

Sáng 27/6, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự, trong đó có quy định đáng chú ý là cho phép điều tra viên là Trưởng Công an hoặc Phó Trưởng Công an cấp xã được tiến hành một số hoạt động tố tụng hình sự theo sự phân công của cơ quan điều tra cấp tỉnh.
Từ 1/7: Chỉ còn 10 tội danh bị áp dụng án tử hình

Từ 1/7: Chỉ còn 10 tội danh bị áp dụng án tử hình

Bắt đầu từ ngày 1/7/2025, theo quy định mới trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự, số lượng tội danh có thể bị tuyên án tử hình tại Việt Nam sẽ giảm từ 18 xuống còn 10 tội danh. Đây là một trong những điểm thay đổi đáng chú ý, phản ánh xu hướng nhân đạo hóa hình phạt trong chính sách hình sự của Nhà nước.
Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân: Bước tiến lớn trong hành lang pháp lý bảo vệ thông tin

Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân: Bước tiến lớn trong hành lang pháp lý bảo vệ thông tin

Sáng 26/6, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân tại Kỳ họp thứ 9, khóa XV, với 433/435 đại biểu tán thành, đạt tỷ lệ 90,59%. Luật gồm 5 chương, 39 điều, sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2026, đánh dấu bước tiến lớn trong hành lang pháp lý bảo vệ thông tin cá nhân tại Việt Nam.
Xem thêm
Phiên bản di động