Lái xe ô tô không nộp phạt vi phạm giao thông có thể bị từ chối đăng kiểm

Pháp luật 15:42 | 28/11/2022
Bạn đọc hỏi: Trước ngày mang xe ô tô đi đăng kiểm định kỳ, tôi tra thông tin phương tiện trên cổng thông tin cảnh sát giao thông và phát hiện có một thông báo vi phạm với trạng thái chưa xử phạt tại Đà Nẵng từ hơn một năm trước. Tuy nhiên, tôi không thể biết mình mắc lỗi gì, mức phạt là bao nhiêu. Vào đọc thông báo đó, tôi chỉ được cung cấp một số điện thoại và khi gọi thì cũng không được cung cấp bất cứ thông tin nào, ngoài một lời mời vào làm việc với Phòng Cảnh sát giao thông Đà Nẵng. Xin hỏi luật sư, pháp luật quy định thế nào về trình tự, thủ tục cũng như cách thức xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ? Cơ quan đăng kiểm có quyền từ chối kiểm định phương tiện không khi chỉ dựa vào thông báo của cơ quan công an? Nguyễn Văn Chi (Hà Nội).
Kiến nghị không cấp đăng kiểm cho xe quá tải đã bị lập biên bản vi phạm

Luật sư trả lời:

Lái xe ô tô không nộp phạt vi phạm giao thông có thể bị từ chối đăng kiểm ảnh 1
Luật sư Đặng Văn Sơn - (VPLS Đặng Sơn và Cộng sự, số nhà 31, ngõ 192, đường Tam Trinh, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội).

Khi tham gia giao thông đường bộ, người có hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ (LGTĐB) và nếu đủ căn cứ để xử lý thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Theo đó, một số trường hợp, lỗi khi bị phát hiện có thể bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt ngay lúc vi phạm bằng biện pháp xử phạt trực tiếp hoặc có trường hợp sau một thời gian vi phạm nhất định mới bị xử lý trên cơ sở thông qua hình thức phát hiện lỗi vi phạm của người tham gia giao thông thông qua các tư liệu, quy định tại Điều 24 - Thông tư 65/2020/TT-BCA của Bộ Công an quy định về tiếp nhận, xác minh thông tin, hình ảnh phản ánh vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ do tổ chức, cá nhân cung cấp hoặc đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Bên cạnh đó, các thông tin, hình ảnh phản ánh vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được tiếp nhận từ việc ghi thu được bằng thiết bị kỹ thuật của tổ chức, cá nhân; đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội cũng là căn cứ để xử phạt vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ. Trường hợp thông tin, hình ảnh phản ánh đúng và xác định được có hành vi vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền hoặc báo cáo người có thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Những trường hợp như thế này thường được gọi là “phạt nguội”.

Cụ thể, căn cứ Điều 11 - Nghị định 165/2013/NĐ-CP; Điều 14 - Thông tư 06/2017/TT-BGTVT và Điều 25 - Thông tư 65/2020/TT-BCA, việc xử phạt nguội được thực hiện với các bước như sau:

Bước 1 là phát hiện vi phạm giao thông thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, hình ảnh phương tiện vi phạm giao thông được ghi lại. Bước 2 là hình ảnh vi phạm được chuyển cho bộ phận trích xuất. Bộ phận này sẽ lưu lại các thông tin về phương tiện vi phạm như biển số xe, thời gian vi phạm, tuyến đường vi phạm, lỗi vi phạm… Sau đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ in hình ảnh vi phạm, kèm theo phiếu xác nhận kết quả vi phạm, rồi chuyển cho lực lượng CSGT để làm căn cứ xác định vi phạm và xử phạt. Việc giao, nhận hình ảnh vi phạm, kèm phiếu xác nhận kết quả phải được ghi chép vào sổ theo dõi, ký nhận và lưu trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Bước 3 là lực lượng CSGT thông báo hành vi vi phạm. Sau khi nhận được hình ảnh vi phạm và phiếu xác nhận kết quả, lực lượng CSGT sẽ thông báo cho tổ chức, cá nhân vi phạm về hành vi vi phạm, yêu cầu đến cơ quan có thẩm quyền để làm việc. Bước 4 là lập biên bản vi phạm hành chính. Nếu xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm, lực lượng CSGT phải tiến hành ngay việc lập biên bản vi phạm hành chính và kết quả thu được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được lưu theo biên bản vi phạm hành chính. Theo quy trình xử phạt “nguội” được đề cập ở trên thì khi phát hiện vi phạm thông qua hình ảnh được ghi lại từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, lực lượng CSGT phải thông báo cho tổ chức, cá nhân vi phạm và yêu cầu họ đến làm việc để xác định chính xác hành vi vi phạm.

Lái xe ô tô không nộp phạt vi phạm giao thông có thể bị từ chối đăng kiểm ảnh 2
Lực lượng CSGT phát hiện vi phạm giao thông thông qua thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ Ảnh: lam thanh

Theo Điều 58 - Luật Xử lý vi phạm hành chính, nếu đúng là có vi phạm, lực lượng CSGT phải lập biên bản vi phạm hành chính. Biên bản này phải được lập thành ít nhất 2 bản, có cả chữ ký của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký. Nếu bên vi phạm không ký thì lực lượng CSGT ghi rõ vào biên bản. Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 1 bản. Sau đó, trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày lập biên bản xử phạt hành chính, lực lượng CSGT phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Quyết định xử phạt hành chính sẽ được gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt bằng cách giao trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm và thông báo cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt biết.

Tương tự, theo khoản 1 - Điều 73 - Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định. Trường hợp ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó. Nếu không nộp “phạt nguội” đúng hạn, người vi phạm sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp (khoản 1 - Điều 78 - Luật Xử lý vi phạm hành chính). Trường hợp xe ô tô vi phạm giao thông không nộp phạt nguội đúng thời hạn còn có thể bị từ chối đăng kiểm. Bởi theo khoản 12 - Điều 80 - Nghị định 100/2019, nếu quá hạn nộp phạt, lực lượng CSGT sẽ gửi thông báo cho cơ quan đăng kiểm để đưa vào cảnh báo phương tiện liên quan đến vi phạm hành chính trên Chương trình Quản lý kiểm định. Đây là một trong những lý do để đơn vị đăng kiểm không được kiểm định xe tại khoản 6 - Điều 4 - Thông tư 70/2015/TT-BGTVT.

Như vậy, nếu lái xe ô tô không tiến hành nộp phạt vi phạm về giao thông đường bộ thì sẽ bị cảnh báo trên Chương trình Quản lý kiểm định và không thể thực hiện được việc kiểm định phương tiện. Trường hợp quá hạn đăng kiểm thì chủ phương tiện sẽ bị phạt rất nặng và cao nhất có thể lên đến 16 triệu đồng. Chính vì những lý do trên, bạn nên đến Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP Đà Nẵng để giải quyết theo quy định để không bị xử lý và phải nộp thêm các khoản tiền phạt phát sinh.

Theo anninhthudo.vn

https://www.anninhthudo.vn/lai-xe-o-to-khong-nop-phat-vi-pham-giao-thong-co-the-bi-tu-choi-dang-kiem-post524191.antd

Link gốc: https://www.anninhthudo.vn/lai-xe-o-to-khong-nop-phat-vi-pham-giao-thong-co-the-bi-tu-choi-dang-kiem-post524191.antd

Tin khác

Cảnh báo thủ đoạn thuê, mua tài khoản ngân hàng để lừa đảo

Cảnh báo thủ đoạn thuê, mua tài khoản ngân hàng để lừa đảo

Công an thành phố Hà Nội thông tin, thời gian gần đây, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng đang diễn biến rất phức tạp, với nhiều thủ đoạn mới rất tinh vi. Các đối tượng lừa đảo thường sử dụng các tài khoản ngân hàng do mua, bán để thực hiện các giao dịch chuyển và nhận tiền của bị hại, rồi rửa tiền bằng nhiều phương thức khác nhau.
Doanh nghiệp làm gì khi truy vết tấn công mạng khó khả thi

Doanh nghiệp làm gì khi truy vết tấn công mạng khó khả thi

(LĐ&PL) Giới chuyên gia nhận định, các giải pháp về công nghệ, kỹ năng của giới "hacker" hiện nay khiến cho đơn vị bị tấn công rất khó xác định vị trí thực tế. Hay nói đúng hơn là việc "truy vết" gần như bất khả thi. Chính vì vậy, các doanh nghiệp tài chính, chứng khoán cần tiếp tục "gia cố" hệ thống thông tin để phòng bị tấn công.
Tổ công tác 141 phát hiện đối tượng mang súng K54 đi "dạo phố"

Tổ công tác 141 phát hiện đối tượng mang súng K54 đi "dạo phố"

(LĐ&PL) Do có nhu cầu tìm kiếm 1 khẩu súng quân dụng để “phòng thân”, nên đối tượng đã lên mạng xã hội đặt mua 1 khẩu súng, 2 viên đạn quân dụng với giá 10 triệu đồng. Quá trình di chuyển từ nhà qua nhiều tuyến đường phố, đến khu vực Mậu Lương, thuộc phường Kiến Hưng, đối tượng bị tổ công tác 141 kiểm tra, phát hiện...
Tạm giữ hơn 20 tấn thực phẩm đông lạnh không rõ xuất xứ

Tạm giữ hơn 20 tấn thực phẩm đông lạnh không rõ xuất xứ

Hơn 20.000kg thực phẩm đông lạnh không rõ xuất xứ, không có hóa đơn chứng từ, với tổng trị giá khoảng 2 tỷ đồng vừa bị Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3, Cục QLTT Thành phố Hồ Chí Minh kiểm tra, tạm giữ.
Hà Nội thu hồi phù hiệu hơn 1.100 phương tiện vận tải vi phạm tốc độ

Hà Nội thu hồi phù hiệu hơn 1.100 phương tiện vận tải vi phạm tốc độ

(LĐ&PL) Sở Giao thông Vận tải Hà Nội quyết định thu hồi 1.126 phù hiệu, biển hiệu của các phương tiện vi phạm tốc độ, thông qua trích xuất dữ liệu trên Hệ thống xử lý và khai thác sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của Cục Đường bộ Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

Nâng cao kỹ năng cho phụ nữ trước thủ đoạn lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng

Nâng cao kỹ năng cho phụ nữ trước thủ đoạn lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng

Sáng nay (19/4), Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng cho hơn 100 cán bộ Hội.
Lào Cai: Ngăn chặn kịp thời hơn 1 tấn nầm lợn đông lạnh không rõ xuất xứ

Lào Cai: Ngăn chặn kịp thời hơn 1 tấn nầm lợn đông lạnh không rõ xuất xứ

(LĐ&PL) Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai vừa phát hiện và xử lý một đối tượng vận chuyển 1.050kg nầm lợn đông lạnh không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ…
Cảnh báo thủ đoạn thuê, mua tài khoản ngân hàng để lừa đảo

Cảnh báo thủ đoạn thuê, mua tài khoản ngân hàng để lừa đảo

Công an thành phố Hà Nội thông tin, thời gian gần đây, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng đang diễn biến rất phức tạp, với nhiều thủ đoạn mới rất tinh vi. Các đối tượng lừa đảo thường sử dụng các tài khoản ngân hàng do mua, bán để thực hiện các giao dịch chuyển và nhận tiền của bị hại, rồi rửa tiền bằng nhiều phương thức khác nhau.
Doanh nghiệp làm gì khi truy vết tấn công mạng khó khả thi

Doanh nghiệp làm gì khi truy vết tấn công mạng khó khả thi

(LĐ&PL) Các giải pháp về công nghệ, kỹ năng của giới "hacker" hiện nay khiến cho đơn vị bị tấn công rất khó xác định vị trí thực tế, việc "truy vết" khó khả thi
Tổ công tác 141 phát hiện đối tượng mang súng K54 đi "dạo phố"

Tổ công tác 141 phát hiện đối tượng mang súng K54 đi "dạo phố"

(LĐ&PL) Do có nhu cầu tìm kiếm 1 khẩu súng quân dụng để “phòng thân”, nên đối tượng đã lên mạng xã hội đặt mua 1 khẩu súng, 2 viên đạn quân dụng với giá 10 triệu đồng. Quá trình di chuyển từ nhà qua nhiều tuyến đường phố, đến khu vực Mậu Lương, thuộc phường Kiến Hưng, đối tượng bị tổ công tác 141 kiểm tra, phát hiện...
Tạm giữ hơn 20 tấn thực phẩm đông lạnh không rõ xuất xứ

Tạm giữ hơn 20 tấn thực phẩm đông lạnh không rõ xuất xứ

Hơn 20.000kg thực phẩm đông lạnh không rõ xuất xứ, không có hóa đơn chứng từ, với tổng trị giá khoảng 2 tỷ đồng vừa bị Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3, Cục QLTT Thành phố Hồ Chí Minh kiểm tra, tạm giữ.
Hà Nội thu hồi phù hiệu hơn 1.100 phương tiện vận tải vi phạm tốc độ

Hà Nội thu hồi phù hiệu hơn 1.100 phương tiện vận tải vi phạm tốc độ

(LĐ&PL) Sở Giao thông Vận tải Hà Nội quyết định thu hồi 1.126 phù hiệu, biển hiệu của các phương tiện vi phạm tốc độ, thông qua trích xuất dữ liệu trên Hệ thống xử lý và khai thác sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của Cục Đường bộ Việt Nam.
Xâm phạm sở hữu trí tuệ với nhiều thủ đoạn và biến tướng tinh vi, phức tạp

Xâm phạm sở hữu trí tuệ với nhiều thủ đoạn và biến tướng tinh vi, phức tạp

Các nền tảng mạng xã hội như facebook, tiktok trước đây chỉ là nơi kết nối, giải trí thì hiện nay đã trở thành kênh bán hàng, mua sắm sôi động. Đi cùng với đó là vấn nạn vi phạm sở hữu trí tuệ, đặc biệt khi khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay.
Tuyên án tài xế taxi tông bảo vệ khu đô thị Vinhomes Ocean Park tử vong

Tuyên án tài xế taxi tông bảo vệ khu đô thị Vinhomes Ocean Park tử vong

Ngày 8/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa bị cáo Trịnh Bá Trọng (sinh năm 1984, ở Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ) ra xét xử về tội “Giết người”. Bị hại trong vụ án là anh Vũ Trung Dũng (sinh năm 1997, bảo vệ khu đô thị Vinhomes Ocean Park).
Tạm giữ 3.300 chai bia hiệu Heineken không rõ nguồn gốc xuất xứ

Tạm giữ 3.300 chai bia hiệu Heineken không rõ nguồn gốc xuất xứ

Thời điểm kiểm tra, người quản lý hàng hóa không xuất trình được hóa đơn chứng từ hợp pháp kèm theo, Đoàn kiểm tra đã tạm giữ 3.300 chai bia hiệu Heineken, loại 250ml, nhãn có chữ nước ngoài để xác minh làm rõ và xử lý theo đúng quy định của pháp luật
Cảnh báo lừa đảo trực tuyến ngày càng tinh vi, khó nhận biết

Cảnh báo lừa đảo trực tuyến ngày càng tinh vi, khó nhận biết

Để tự bảo vệ mình không trở thành nạn nhân trong các vụ lừa đảo trực tuyến, mỗi người dân cần chủ động cập nhật các thông tin, nâng cao cảnh giác, tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân: Căn cước công dân, mã OTP, số thẻ ngân hàng,... cho bất kỳ ai hoặc trên bất kỳ trang web lạ nào.
Cảnh giác với trò lừa đảo đăng ký tham gia trại hè trên mạng xã hội

Cảnh giác với trò lừa đảo đăng ký tham gia trại hè trên mạng xã hội

Trước chiêu trò lừa đảo thông qua các khóa học mùa hè đang rộ lên trên mạng xã hội, Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo người dân cần cẩn trọng khi tìm hiểu kỹ thông tin về các khóa học trên các trang mạng để tránh bị lừa đảo.
Trùm cờ bạc nghìn tỷ khai nhà cửa, siêu xe là của người thân

Trùm cờ bạc nghìn tỷ khai nhà cửa, siêu xe là của người thân

Ông trùm đường dây đánh bạc nghìn tỷ Nguyễn Minh Thành khai bản thân chỉ được hưởng lợi hơn 40 tỷ đồng, các tài sản giá trị như căn hộ, siêu xe Porsche Panamera, Mercedes G63, Land Rover, Ford Ranger đều của người thân, không phải tiền của bị cáo.
Nhà đầu tư giấu tên muốn khắc phục thay "siêu lừa" Hà Thành

Nhà đầu tư giấu tên muốn khắc phục thay "siêu lừa" Hà Thành

Trước thời điểm tuyên án “siêu lừa” Nguyễn Thị Hà Thành, một nhà đầu tư không công khai danh tính đã xuất hiện tại phiên xét xử, muốn mua lại 26% cổ phần của Nguyễn Thị Hà Thành để bồi thường, khắc phục hậu quả vụ án thay bị cáo.
Mất gần chục tỷ đồng vì sập bẫy của cán bộ lãnh sự quán "rởm"

Mất gần chục tỷ đồng vì sập bẫy của cán bộ lãnh sự quán "rởm"

(LĐ&PL) Do tin tưởng, nạn nhân đã đóng tiền theo yêu cầu nhưng đều được thông báo gặp trục trặc, nộp muộn hoặc không đúng với mã số quy định, phải tiếp tục đóng tiền mới được lấy tiền về nếu không phải chịu trách nhiệm pháp lý. Trong vòng hơn 1 năm, nạn nhân đã thực hiện khoảng 100 giao dịch với tổng số tiền hơn 8,7 tỷ đồng...
Xem thêm
Phiên bản di động