Khác với các mùa dịch trước, nhiều bệnh nhân sốt xuất huyết năm nay trở nặng rất nhanh
Tăng cường kiểm tra công tác phòng, chống sốt xuất huyết tại các điểm nóng Hà Nội tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết |
![]() |
Nhiều bệnh nhân SXH trong vụ dịch năm nay trở nặng rất nhanh |
Tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, hai tháng nay, lượng bệnh nhân sốt xuất huyết (SXH) nhập viện tăng vọt. Mỗi ngày, hai cơ sở của bệnh viện tiếp nhận khoảng 20 bệnh nhân SXH mới nhập viện, hiện có hơn 100 ca đang điều trị.
Do đây là bệnh viện tuyến cuối nên hầu hết bệnh nhân chuyển đến đều là ca nặng, nhiều ca nguy kịch. Tính từ giữa năm 2022 đến nay, tại bệnh viện này đã ghi nhận 15 ca SXH tử vong, trẻ nhất là em bé 13 tuổi, người lớn tuổi nhất ngoài 80.
Điểm đáng chú ý và cần cảnh báo là có một lượng lớn bệnh nhân SXH trở nặng rất nhanh, khác biệt hẳn với những mùa dịch trước.
BS Phạm Văn Phúc, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, trong số các bệnh nhân SXH vong trong 6 tháng qua tại viện, có đến 50% bệnh nhân có dấu hiệu sốc từ rất sớm, 4 ca ngưng tim. Nhiều ca rơi vào tình trạng sốc từ ngày thứ 3 của bệnh. Trong khi thông thường, tình trạng này xảy ra ở ngày thứ 5 - 7.
Mới đây nhất, bệnh viện ghi nhận 2 ca tử vong, đều là nam, 31 và 38 tuổi, có địa chỉ tại Hà Nội. Khi được chuyển lên từ bệnh viện tuyến dưới ở ngày thứ 5 và 7 của bệnh, cả hai đã trong tình trạng sốc, vật vã. Dù được điều trị tích cực, lọc máu, chạy ECMO nhưng tình trạng bệnh quá nặng, cả hai tử vong sau 6 ngày điều trị.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc tăng tỷ lệ diễn biến nặng và tử vong do SXH trong vụ dịch năm nay được bác sĩ Phúc chỉ ra, đó là không ít bệnh nhân đến viện muộn hoặc chuyển tuyến muộn.
Nguyên nhân sâu xa là do lúc này đang có nhiều dịch bệnh truyền nhiễm cùng lưu hành như Covid-19, virus Adeno, cúm A, cúm B, SXH…
Các bệnh dịch này có triệu chứng dễ nhầm lẫn, chưa kể có những bệnh nhân đồng nhiễm nhiều bệnh, dẫn đến các tuyến dễ chẩn đoán nhầm, không điều trị đúng, kịp thời.
"Một số vấn đề khác cũng được đặt ra như độc lực của type virus Dengue bị thay đổi theo thời gian dài của dịch bệnh hay sự thay đổi hệ miễn dịch của cơ thể sau khi bị Covid-19" – bác sĩ Phúc nêu giả thuyết và cho rằng để đưa ra kết luận phải cần có các nghiên cứu đánh giá.
Theo Duy Tiến/anninhthudo.vn
Tin khác

Phát động cao điểm chống hàng giả: Siết chặt kiểm tra, bảo vệ người tiêu dùng

Hà Nội triển khai hồ sơ bệnh án điện tử tại các bệnh viện

12 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe bị thu hồi giấy công bố

Kiểm tra sản phẩm giảm cân do Ngân 98 quảng cáo

Gia tăng ca mắc Covid-19 tại châu Á: Cần làm gì để phòng ngừa làn sóng mới?
Có thể bạn quan tâm

5 tiêu chí bắt buộc trong xác định thuốc không kê đơn

Bộ Y tế triển khai tháng cao điểm, xử lý gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực Y tế

Phát động cao điểm chống hàng giả: Siết chặt kiểm tra, bảo vệ người tiêu dùng

Hà Nội triển khai hồ sơ bệnh án điện tử tại các bệnh viện

12 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe bị thu hồi giấy công bố

Kiểm tra sản phẩm giảm cân do Ngân 98 quảng cáo

Gia tăng ca mắc Covid-19 tại châu Á: Cần làm gì để phòng ngừa làn sóng mới?

Hà Nội ghi nhận thêm 181 trường hợp mắc sởi

Ngành Y tế Thủ đô chủ động các giải pháp phòng bệnh sốt xuất huyết

Bé gái 17 tháng tuổi ngừng tim vì hóc kẹo lạc, được cứu sống kỳ diệu

Bộ Y tế yêu cầu lắp đặt camera an ninh tại các khu vực trọng điểm của bệnh viện

Triển khai Tháng cao điểm phòng, chống thuốc giả

Lưu ý 12 trường hợp không được Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả khi đi khám chữa bệnh

Hà Nội yêu cầu đưa quy định cấm hút thuốc vào quy chế nội bộ
