Hà Nội: Không được tự ý phá dỡ nhà biệt thự cũ thuộc danh mục quản lý
Hà Nội bán 600 biệt thự cũ ở nội thành |
Vừa qua, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định 1845/QĐ-UBND danh mục nhà biệt thự cũ được xây dựng từ trước năm 1954 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ban hành kèm theo Quyết định này gồm danh mục 1.216 nhà biệt thự cũ, được chia làm 3 nhóm: Nhóm 1 có 222 biệt thự; Nhóm 2 có 356 biệt thự và Nhóm 3 có 638 biệt thự, thuộc đối tượng quản lý theo Quy chế quản lý, sử dụng biệt thự cũ được xây dựng từ trước năm 1954 trên địa bàn thành phố.
Cụ thể, theo danh mục 222 biệt thự xếp Nhóm 1, quận Ba Đình có số lượng biệt thự nhiều nhất với 111 biệt thự; quận Hoàn Kiếm có 87 biệt thự; quận Tây Hồ có 3 biệt thự.
Trong số 356 biệt thự xếp Nhóm 2, quận Hoàn Kiếm có 159 biệt thự; quận Ba Đình có 112 biệt thự; quận Hai Bà Trưng có 78 biệt thự; quận Tây Hồ có 4 biệt thự; quận Đống Đa có 3 biệt thự.
Với 638 biệt thự xếp Nhóm 3, quận Hoàn Kiếm có 237 biệt thự; quận Ba Đình có 216 biệt thự; quận Hai Bà Trưng có 166 biệt thự; quận Đống Đa có 13 biệt thự; quận Tây Hồ có 6 biệt thự.
![]() |
Tất cả các nhà biệt thự cũ thuộc danh mục quản lý không được tự ý phá dỡ (ảnh minh họa) |
Theo Quy chế quản lý, sử dụng biệt thự cũ được xây dựng từ trước năm 1954 trên địa bàn Thành phố, tất cả các nhà biệt thự thuộc danh mục quản lý (bao gồm cả biệt thự thuộc sở hữu của Nhà nước, của các tổ chức, của hộ gia đình, cá nhân) không được tự ý phá dỡ.
Trường hợp biệt thự Nhóm 1 và Nhóm 2 bị hư hỏng nặng, xuống cấp, có nguy cơ sập đổ, đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về kiểm định chất lượng công trình xây dựng và phải được Sở Xây dựng kiểm tra, báo cáo UBND Thành phố và HĐND Thành phố (đối với biệt thự Nhóm 1) và UBND Thành phố (đối với biệt thự Nhóm 2) cho phép phá dỡ, xây dựng lại theo kiểu dáng kiến trúc, quy hoạch của nhà biệt thự cũ (mật độ xây dựng, số tầng, độ cao).
Trường hợp biệt thự Nhóm 3 bị hư hỏng nặng, xuống cấp hoặc có nguy cơ sập đổ đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về kiểm định chất lượng công trình xây dựng, Sở Xây dựng (đối với biệt thự thuộc sở hữu Nhà nước và biệt thự do các cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng hoặc biệt thự đan xen sử dụng giữa Nhà nước và các tổ chức, cá nhân), UBND quận (nếu biệt thự thuộc sở hữu tư nhân, sau khi đã có ý kiến của Sở Xây dựng) kiểm tra, báo cáo UBND Thành phố cho phép mới được phá dỡ nhà biệt thự. Công trình xây dựng lại trên khuôn viên đất phải là nhà thấp tầng, phù hợp với quy hoạch, kiến trúc được phê duyệt...
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, thay thế Quyết định số 7177/QĐ-UBND ngày 28/11/2013 của UBND Thành phố.
Theo P.Ngân/laodongthudo.vn
Tin khác

Chi tiết địa chỉ trụ sở 126 xã, phường mới của Hà Nội khi vận hành chính quyền 2 cấp

Công bố thủ tục hành chính nội bộ lĩnh vực quy hoạch xây dựng

Hà Nội giao đất để thực hiện dự án đầu tư Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng mở rộng

6 tuyến cao tốc sắp cán đích, tăng tốc hoàn thành 3.000km vào cuối năm 2025

Đề xuất chi 100 tỷ đồng lập Sàn Giao dịch công nghệ Hà Nội
Có thể bạn quan tâm

Hà Nội triển khai vé liên thông xe buýt - tàu điện

Cảnh báo chiêu lừa mua nhà ở xã hội “suất nội bộ”, “suất ngoại giao”

Chi tiết địa chỉ trụ sở 126 xã, phường mới của Hà Nội khi vận hành chính quyền 2 cấp

Công bố thủ tục hành chính nội bộ lĩnh vực quy hoạch xây dựng

Hà Nội giao đất để thực hiện dự án đầu tư Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng mở rộng

6 tuyến cao tốc sắp cán đích, tăng tốc hoàn thành 3.000km vào cuối năm 2025

Đề xuất chi 100 tỷ đồng lập Sàn Giao dịch công nghệ Hà Nội

Hà Nội giao đất để mở rộng Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam

Hà Nội phân làn cứng trên hai tuyến đường Võ Chí Công và Phạm Văn Đồng

5 tháng đầu năm cả nước xảy ra hơn 1.500 vụ cháy nổ làm 97 người thương vong

Tái khởi động dự án đường Vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng - Quốc lộ 1A

Hà Nội cho thuê hơn 38.800m2 đất để đầu tư xây dựng Trường THPT Chất lượng cao

Đẩy nhanh tiến độ triển khai hệ thống giám sát và thu phí trên cao tốc Bắc - Nam

Cục Hàng không yêu cầu làm rõ vụ chậm mở cửa khiến hành khách kẹt 40 phút tại Tân Sơn Nhất
