Hà Nội đề nghị đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc xin Covid-19 cho trẻ em
Tăng cường công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết Hầu hết người dân gặp khó khăn do Covid-19 đã nhận được hỗ trợ Xử lý nghiêm hành vi trục lợi trong công tác phòng, chống dịch |
Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố, Ban chỉ đạo công tác phòng chống dịch Covid-19 Hà Nội và sự vào cuộc của các ngành, cấp, đặc biệt sự phối hợp của ngành GD&ĐT, tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ em từ 5 đến dưới 18 tuổi có chuyển biến tích cực.
Tiêm vắc xin là cách phòng bệnh Covid-19 đơn giản và hiệu quả. |
Tỷ lệ tiêm mũi cơ bản cho trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi đạt 100%. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm mũi 3 cho nhóm trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi mới đạt 55,2%. Tỷ lệ trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi được tiêm đủ 2 mũi cơ bản vắc xin phòng Covid-19 mới đạt 46,3%.
Nhằm đẩy nhanh hơn tiến độ bao phủ liều cơ bản vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em, mũi nhắc lại cho nhóm đã được chỉ định tiêm nhắc lại, Sở Y tế đề nghị Sở GD&ĐT tăng cường truyền thông cho học sinh, cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của trẻ về tác dụng, lợi ích của việc tiêm chủng. Những phản ứng có thể gặp sau tiêm chủng và trách nhiệm đảm bảo quyền được tiêm chủng của trẻ em để tạo sự đồng thuận.
Vận động cha mẹ, người giám hộ đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, kịp thời các liều cơ bản (mũi 1,2) cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, liều nhắc lại (mũi 3) cho trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi.
Sở GD&ĐT tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trong ngành phối hợp với y tế địa phương rà soát tiền sử tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 của học sinh từ 5 tuổi trở lên.
Ngành GD&ĐT tổ chức và phối hợp với ngành Y tế, bố trí địa điểm, cơ sở vật chất, nhân lực hỗ trợ để tổ chức chiến dịch tiêm chủng cho trẻ em từ 5 đến dưới 18 tuổi tại trường học đảm bảo an toàn. Ngoài ra, Sở GD&ĐT phối hợp với y tế trong báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố kết quả tiêm chủng của trẻ em từ 5 đến dưới 18 tuổi đang học tập trên địa bàn Hà Nội.