Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cơ bản đã hoàn thiện tốt

Thời sự 22:42 | 28/05/2024
Trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Lao động Thủ đô, GS.TS, đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho hay, các đại biểu Quốc hội đều mong muốn gửi gắm tâm tư, nguyện vọng của mình, cũng như của Nhân dân cả nước vào những cơ chế cho Thủ đô phát triển trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).
Năm 2024, Hà Nội đẩy mạnh truyền thông dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Cả nước vì Hà Nội, cùng Hà Nội

- Phóng viên: Quá trình xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) cho thấy sự đồng hành của Quốc hội, Chính phủ với tinh thần “cả nước vì Hà Nội, cùng Hà Nội”. Xin ông chia sẻ quan điểm của mình về sự đồng hành của Quốc hội với thành phố Hà Nội trong xây dựng dự án Luật quan trọng này?

- Đại biểu Hoàng Văn Cường: Các đại biểu Quốc hội đều mong muốn gửi gắm tâm tư, nguyện vọng, muốn muốn của mình, cũng như của Nhân dân cả nước vào những cơ chế cho Thủ đô phát triển, chứ không phải chỉ dành riêng cho thành phố Hà Nội.

Còn thành phố Hà Nội phải thực hiện trọng trách và sứ mệnh được Nhân dân và cử tri, cũng như tất cả các địa phương giao phó là xây dựng Thủ đô trở thành bộ mặt đại diện cho cả nước.

Xây dựng Luật Thủ đô không chỉ là xây dựng luật cho một vùng phát triển, mà phải tạo ra khả năng để thu hút được thu hút những điều kiện, những tinh túy của cả nước về Thủ đô, để tạo ra hình ảnh đại diện cho cả nước.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cơ bản đã hoàn thiện tốt
Đại biểu Hoàng Văn Cường trả lời phỏng vấn PV Báo Lao động Thủ đô bên hành lang Quốc hội.

- Phóng viên: Quốc hội xem xét đồng thời Luật Thủ đô, Quy hoạch Thủ đô và Quy hoạch chung Thủ đô sẽ tạo ra cơ hội như thế nào cho Hà Nội, thưa ông?

- Đại biểu Hoàng Văn Cường: Kỳ họp này, Quốc hội đồng thời thảo luận 3 nội dung rất quan trọng là Quy hoạch Thủ đô, Quy hoạch chung Thủ đô và Luật Thủ đô. Đây là một cơ hội rất hiếm có, để tạo ra bứt phá, tạo định hướng và cơ sở pháp lý để thực hiện những định hướng này.

Quy hoạch Thủ đô chính là tạo ra những định hướng phát triển chung, phát triển tổng thể, phát triển dài hạn cho Thủ đô, để đưa Thủ đô trở thành một hình ảnh đại diện của quốc gia, xứng tầm so với thủ đô của các nước khác trên thế giới.

Trong Quy hoạch chung sẽ cụ thể hóa những ý tưởng, những nội dung đặc biệt về hạ tầng đô thị đã được chỉnh lý trong Quy hoạch Thủ đô. Từ đó đưa ra những phương án, những mô hình phát triển cụ thể để xây dựng diện mạo Thủ đô trong tương lai. Để triển khai định hướng và ý tưởng này, cần có các hành lang pháp lý, cần có cơ chế và khuôn khổ pháp lý. Đây chính là Luật Thủ đô.

Cần cơ chế đặc thù để khai thác, phát triển thành phố hai bên sông Hồng

- Phóng viên: Đến thời điểm này, ông còn băn khoăn điều gì trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) không?

- Đại biểu Hoàng Văn Cường: Hiện nay, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cơ bản đã hoàn thiện tốt. Đặc biệt là tinh thần phân cấp, trao quyền và trao trách nhiệm cho Hà Nội, phải thực hiện các sứ mệnh để tạo ra bước phát triển vượt trội bứt phá, vượt trội.

Tuy nhiên, cũng còn một vài chỗ cần phải có quy định thật sự rõ ràng và đúng nghĩa là vượt trội riêng cho Thủ đô. Điển hình là vấn đề đang có nhiều băn khoăn là khai thác, phát triển thành phố hai bên sông Hồng, làm sao biến sông Hồng trở thành trục trung tâm về văn hóa, sinh thái và du lịch của thành phố.

Nếu chúng ta vẫn để 2 quy định như trong dự thảo Luật là việc xây dựng các công trình ven sông phải tuân thủ những quy định về Luật Đê điều, thì điều ấy có nghĩa là toàn bộ những hành lang ven sông của Hà Nội cũng sẽ giống như hành lang ven sông của tất cả các tỉnh khác. Theo đó, sẽ vẫn tiếp diễn tình trạng hoang hóa như hiện nay và không thể nào tạo được diện mạo cho phát triển Thủ đô.

Tôi cho rằng, đây là điều chúng ta rất cần phải cân chỉnh lại, để tạo ra cho Hà Nội một cơ chế riêng trong việc khai thác hai bên bờ sông Hồng, sông Đuống, cũng như các sông khác trên địa bàn.

Chúng ta đều nhìn thấy bất cập trong phát triển đô thị tại Hà Nội và nó đã để lại hậu quả rất đáng tiếc và khôn lường. Như vậy, Luật Thủ đô và quy hoạch Thủ đô phải hướng đến giải quyết những vấn đề bức xúc hiện nay.

Tôi lấy ví dụ, trước đây, theo quy định của pháp luật, nhiều khu vực nằm trong ranh giới được gọi là nội đô lịch sử gần như là không được phép đầu tư cải tạo quá nhiều. Chính vì việc khống chế những chỉ số về đầu tư phát triển của những khu vực nội đô lịch sử đã dẫn đến có nhiều khu chung cư cũ rất nhiều năm không được cải tạo, rất nhiều những khu nhà tự xây không đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, không đảm bảo yêu cầu về an toàn phòng, chống cháy nổ, cũng như là điều kiện môi trường sinh hoạt, nhưng không có một cơ chế để chúng ta cải tạo hay thay đổi những điều kiện này.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cơ bản đã hoàn thiện tốt
Một góc Thủ đô nhìn từ trên cao. (Ảnh: P.Ngân)

Trong Luật Thủ đô, tôi cho rằng phải tạo được một khuôn khổ pháp lý để xác định khu vực nào đúng nghĩa là khu bảo tồn, là khu vực đúng nghĩa lịch sử như phố cổ, để bảo vệ giá trị lịch sử về Thăng Long - Hà Nội, hay những khu công trình kiến trúc quan trọng hoặc có những yếu tố lịch sử phát triển.

Còn lại, những khu vực khác phải đưa ra các mô hình đầu tư, cải tạo theo mô hình đô thị hiện đại, không thể để Thủ đô phát triển một cách tự phát, người dân tự xây dựng theo ý chí chủ quan mà không theo các tiêu chuẩn quy hoạch đô thị lớn.

Nếu chúng ta làm được việc đó thì chúng ta sẽ giải quyết được bức xúc hiện nay, như phát triển đô thị tự phát, hay có những khu dân cư không đảm bảo các tiêu chuẩn hoặc là nhiều khu vực “nhếch nhác” không xứng tầm với Thủ đô.

Vấn đề đặt ra là chúng ta phải tạo ra một khuôn khổ pháp lý để được phép thay đổi, để khai thác được không gian ngầm, không gian trên cao và có một hệ thống công trình hạ tầng công cộng hiện đại, đặc biệt là hệ thống giao thông công cộng có khối lượng vận chuyển lớn, như đường sắt đô thị.

Phát triển Thủ đô phải cả một quá trình

- Phóng viên: Thưa ông, ông kỳ vọng như thế nào khi Luật Thủ đô được ban hành, đi vào cuộc sống?

- Đại biểu Hoàng Văn Cường: Để phát triển Thủ đô phải cả một quá trình, chứ không thể đong đo trong một thời gian ngắn. Chúng ta đặt mục tiêu đến năm 2045, Việt Nam phải là một nước thu nhập cao và phải ngang tầm với các nước phát triển. Trong đó, Quy hoạch Thủ đô cũng đặt ra mục tiêu, đến năm 2050, Hà Nội phải là một Thủ đô đứng vào hàng đầu so với các nước trong khu vực và ngang tầm với thủ đô các nước tiên tiến trên thế giới.

Đây là lộ trình đã đặt ra và có thể đạt được hay không sẽ phụ thuộc vào việc chúng ta khai thác những các quy chế, những cơ chế rất là đặc thù và vượt trội cho Thủ đô. Đồng thời, cũng đòi hỏi phải có quyết tâm quyết tâm rất cao không chỉ của chính quyền Thủ đô trong việc thực hiện các quá trình chuyển đổi, mà còn đòi hỏi sự tập trung nguồn lực rất lớn của cả xã hội.

Phương Thảo (thực hiện)

Link gốc:

Tin khác

Thủ tướng họp về cân bằng thương mại với Mỹ

Thủ tướng họp về cân bằng thương mại với Mỹ

Trưa 28/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp để tiếp tục xem xét, giải quyết các quan tâm của phía Mỹ liên quan kinh tế, thương mại, đầu tư.
Chậm nhất ngày 30/6 phải hoàn thành bàn giao trụ sở, tài sản công

Chậm nhất ngày 30/6 phải hoàn thành bàn giao trụ sở, tài sản công

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa yêu cầu các cơ quan, đơn vị hành chính cấp huyện và xã cũ phải hoàn tất việc bàn giao trụ sở, tài sản công trước ngày 30/6/2025, để phục vụ việc triển khai mô hình chính quyền hai cấp theo lộ trình sắp xếp đơn vị hành chính mới.
Đình chỉ hai tổ phi công sau vụ va chạm máy bay tại Nội Bài

Đình chỉ hai tổ phi công sau vụ va chạm máy bay tại Nội Bài

Vietnam Airlines đã quyết định tạm đình chỉ bay hai tổ phi công, gồm bốn người, để phục vụ công tác điều tra sau sự cố va chạm giữa hai máy bay của hãng tại sân bay quốc tế Nội Bài vào chiều 27/6.
Từ 1/7: Toàn quốc có 34 Công an cấp tỉnh và hơn 3.319 Công an cấp xã

Từ 1/7: Toàn quốc có 34 Công an cấp tỉnh và hơn 3.319 Công an cấp xã

Từ ngày 1/7/2025, hệ thống tổ chức Công an nhân dân trên toàn quốc sẽ chính thức vận hành theo mô hình đơn vị hành chính mới. Theo đó, cả nước sẽ có 34 Công an cấp tỉnh (mới) và 3.319 Công an cấp xã, trong đó bao gồm 2.621 xã, 687 phường và 11 đặc khu hành chính.
Hà Nội tạm thời giữ nguyên 30 điểm tiếp nhận thủ tục hành chính công

Hà Nội tạm thời giữ nguyên 30 điểm tiếp nhận thủ tục hành chính công

Ngày 26/6/2025, Sở Nội vụ thành phố Hà Nội ban hành Công văn số 3590/SNV-SBN, hướng dẫn bổ sung về việc tổ chức các điểm tiếp nhận, phục vụ hành chính công tại các xã, phường mới trong bối cảnh thành phố đang triển khai điều chỉnh mô hình chính quyền đô thị.

Có thể bạn quan tâm

Cục Hàng không yêu cầu tăng cường an toàn sau vụ va chạm máy bay tại Nội Bài

Cục Hàng không yêu cầu tăng cường an toàn sau vụ va chạm máy bay tại Nội Bài

Sau sự cố va chạm giữa hai máy bay tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài ngày 27/6, Cục Hàng không Việt Nam đã ban hành công văn hỏa tốc yêu cầu các đơn vị trong ngành triển khai đồng bộ, nghiêm túc các biện pháp tăng cường bảo đảm an toàn hàng không, đặc biệt trong quá trình điều hành và vận hành tàu bay tại sân bay.
Hải quan hỏa tốc hướng dẫn kê khai hàng hóa áp dụng thuế GTGT 8% từ 1/7

Hải quan hỏa tốc hướng dẫn kê khai hàng hóa áp dụng thuế GTGT 8% từ 1/7

Để triển khai kịp thời chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) từ 10% xuống còn 8%, Cục Hải quan (Bộ Tài chính) vừa ban hành công văn hỏa tốc hướng dẫn các Chi cục Hải quan toàn quốc thực hiện đúng quy định, bắt đầu từ 0h00 ngày 1/7/2025.
Thủ tướng họp về cân bằng thương mại với Mỹ

Thủ tướng họp về cân bằng thương mại với Mỹ

Trưa 28/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp để tiếp tục xem xét, giải quyết các quan tâm của phía Mỹ liên quan kinh tế, thương mại, đầu tư.
Chậm nhất ngày 30/6 phải hoàn thành bàn giao trụ sở, tài sản công

Chậm nhất ngày 30/6 phải hoàn thành bàn giao trụ sở, tài sản công

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa yêu cầu các cơ quan, đơn vị hành chính cấp huyện và xã cũ phải hoàn tất việc bàn giao trụ sở, tài sản công trước ngày 30/6/2025, để phục vụ việc triển khai mô hình chính quyền hai cấp theo lộ trình sắp xếp đơn vị hành chính mới.
Đình chỉ hai tổ phi công sau vụ va chạm máy bay tại Nội Bài

Đình chỉ hai tổ phi công sau vụ va chạm máy bay tại Nội Bài

Vietnam Airlines đã quyết định tạm đình chỉ bay hai tổ phi công, gồm bốn người, để phục vụ công tác điều tra sau sự cố va chạm giữa hai máy bay của hãng tại sân bay quốc tế Nội Bài vào chiều 27/6.
Từ 1/7: Toàn quốc có 34 Công an cấp tỉnh và hơn 3.319 Công an cấp xã

Từ 1/7: Toàn quốc có 34 Công an cấp tỉnh và hơn 3.319 Công an cấp xã

Từ ngày 1/7/2025, hệ thống tổ chức Công an nhân dân trên toàn quốc sẽ chính thức vận hành theo mô hình đơn vị hành chính mới. Theo đó, cả nước sẽ có 34 Công an cấp tỉnh (mới) và 3.319 Công an cấp xã, trong đó bao gồm 2.621 xã, 687 phường và 11 đặc khu hành chính.
Hà Nội tạm thời giữ nguyên 30 điểm tiếp nhận thủ tục hành chính công

Hà Nội tạm thời giữ nguyên 30 điểm tiếp nhận thủ tục hành chính công

Ngày 26/6/2025, Sở Nội vụ thành phố Hà Nội ban hành Công văn số 3590/SNV-SBN, hướng dẫn bổ sung về việc tổ chức các điểm tiếp nhận, phục vụ hành chính công tại các xã, phường mới trong bối cảnh thành phố đang triển khai điều chỉnh mô hình chính quyền đô thị.
Quốc hội thông qua luật bổ sung quyền hạn cho Trưởng, Phó Công an cấp xã

Quốc hội thông qua luật bổ sung quyền hạn cho Trưởng, Phó Công an cấp xã

Sáng 27/6, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự, trong đó có quy định đáng chú ý là cho phép điều tra viên là Trưởng Công an hoặc Phó Trưởng Công an cấp xã được tiến hành một số hoạt động tố tụng hình sự theo sự phân công của cơ quan điều tra cấp tỉnh.
Từ 1/7: Chỉ còn 10 tội danh bị áp dụng án tử hình

Từ 1/7: Chỉ còn 10 tội danh bị áp dụng án tử hình

Bắt đầu từ ngày 1/7/2025, theo quy định mới trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự, số lượng tội danh có thể bị tuyên án tử hình tại Việt Nam sẽ giảm từ 18 xuống còn 10 tội danh. Đây là một trong những điểm thay đổi đáng chú ý, phản ánh xu hướng nhân đạo hóa hình phạt trong chính sách hình sự của Nhà nước.
Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân: Bước tiến lớn trong hành lang pháp lý bảo vệ thông tin

Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân: Bước tiến lớn trong hành lang pháp lý bảo vệ thông tin

Sáng 26/6, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân tại Kỳ họp thứ 9, khóa XV, với 433/435 đại biểu tán thành, đạt tỷ lệ 90,59%. Luật gồm 5 chương, 39 điều, sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2026, đánh dấu bước tiến lớn trong hành lang pháp lý bảo vệ thông tin cá nhân tại Việt Nam.
Hơn 300 sản phẩm vi phạm được trưng bày trong tháng cao điểm chống hàng giả

Hơn 300 sản phẩm vi phạm được trưng bày trong tháng cao điểm chống hàng giả

Sáng 26/6, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) chính thức khai mạc Phòng trưng bày chuyên đề nhận diện hàng vi phạm, nằm trong khuôn khổ tháng cao điểm phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Hơn 300 sản phẩm vi phạm đã được trưng bày công khai để phục vụ tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng và hỗ trợ người tiêu dùng phân biệt hàng hóa hợp pháp - bất hợp pháp.
Hà Nội khẩn trương bàn giao hồ sơ đất đai về xã, phường trước ngày 1/7

Hà Nội khẩn trương bàn giao hồ sơ đất đai về xã, phường trước ngày 1/7

Trước thời điểm chính thức vận hành mô hình chính quyền đô thị hai cấp vào ngày 1/7, thành phố Hà Nội đang gấp rút triển khai việc bàn giao hồ sơ đất đai từ các quận, huyện về cho cấp xã, phường. Việc chuyển giao này nhằm đảm bảo quá trình tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính của người dân không bị gián đoạn.
Quốc hội đồng ý bỏ án tử hình với 8 tội danh

Quốc hội đồng ý bỏ án tử hình với 8 tội danh

Sáng 25/6, với 429/439 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự.
Hà Nội thành lập tổ công tác liên ngành tăng cường kiểm soát hàng giả, hàng nhái

Hà Nội thành lập tổ công tác liên ngành tăng cường kiểm soát hàng giả, hàng nhái

Trước tình trạng buôn lậu, sản xuất và kinh doanh hàng giả, hàng nhái diễn biến phức tạp, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã quyết định thành lập các tổ công tác liên ngành nhằm kiểm tra, rà soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Viện Kiểm sát được khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ lợi ích công, nhóm dễ bị tổn thương

Viện Kiểm sát được khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ lợi ích công, nhóm dễ bị tổn thương

Viện Kiểm sát nhân dân được quyền khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương hoặc bảo vệ lợi ích công.
Xem thêm
Phiên bản di động