Dự kiến quy định về chế độ nhuận bút, thù lao phổ biến pháp luật trên mạng xã hội
Đề xuất quy định mới về chế độ nhuận bút lĩnh vực báo chí, xuất bản |
Bộ Tư pháp vừa trả lời kiến nghị của các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành đối với công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ. Trong đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đề nghị đưa hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật trên mạng xã hội trở thành một hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật chủ yếu, xây dựng quy định về cách thức phổ biến, giáo dục pháp luật trên mạng xã hội, chế độ nhuận bút, thù lao đối với các nội dung tuyên truyền trên mạng xã hội.
Trả lời kiến nghị, Bộ Tư pháp cho biết, những năm qua, các bộ, ngành, đoàn thể, cấp ủy, chính quyền địa phương luôn quan tâm đổi mới, đa dạng hóa các hình thức PBGDPL để người dân kịp thời nắm bắt các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Công an quận Tây Hồ hướng dẫn học sinh Trường trung học phổ thông quận Tây Hồ cài đặt, sử dụng tài khoản định danh điện tử. |
Thực hiện Quyết định số 705/QĐ-TTg ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021, Bộ Tư pháp đã xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 471/QĐ-TTg ngày 26/4/2019 phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2019-2021”, trong đó, mục tiêu của Đề án là “huy động rộng rãi mạng viễn thông, mạng xã hội tham gia phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật”.
Tại Kết luận số 80-KL/TW cũng đề ra nhiệm vụ “đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật số, mạng xã hội trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; phát huy sức mạnh của các phương tiện thông tin đại chúng”.
Qua theo dõi của Bộ Tư pháp, hiện nay hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên mạng xã hội đã và đang được các bộ, ngành, đoàn thể, địa phương triển khai tích cực. Trong thời gian tới, thực hiện Kết luận số 80-KL/TW, Bộ Tư pháp sẽ tăng cường đổi mới, đa dạng hóa các hình thức, cách thức phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo đảm phù hợp với nhu cầu xã hội.
Tiếp tục tăng cường triển khai hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật để đáp ứng tốt hơn nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân, trọng tâm là xây dựng, vận hành Cổng thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật dùng chung trên toàn quốc.
Đồng thời, xây dựng các phần mềm, ứng dụng phổ biến, giáo dục pháp luật trên môi trường mạng, trên thiết bị điện thoại thông minh, kênh truyền hình trực tuyến, sử dụng mạng xã hội... để đưa thông tin pháp luật đến với người dân một cách nhanh nhạy, kịp thời, hiệu quả theo đúng tinh thần Kết luận số 80-KL/TW.
"Về việc xây dựng quy định về cách thức phổ biến, giáo dục pháp luật luật trên mạng xã hội, chế độ nhuận bút, thù lao đối với các nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật trên mạng xã hội, hiện nay, Bộ Tư pháp đang phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP, trong đó dự kiến có quy định về chế độ nhuận bút, thù lao đối với các nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật trên mạng xã hội", Bộ Tư pháp cho biết.