Đề xuất tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội từ 1/7
Lương hưu sẽ tăng thêm kể từ ngày 1/7/2023 Đảm bảo tất cả mọi người cao tuổi đều có lương hưu hoặc trợ cấp từ ngân sách Giảm năm đóng bảo hiểm xã hội: Lao động nữ có lợi hơn khi tính hưởng lương hưu |
Theo đó, Bộ LĐTBXH đề xuất từ ngày 1/7/2023, tăng thêm 12,5% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng. Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng từ tháng 7/2023 = Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp tháng 6 năm 2023 x 1,125.
Tăng thêm 20,8% với người nhận lương hưu, trợ cấp hàng tháng chưa được tăng lương từ ngày 1/1/2022 (nghỉ hưu sau ngày điều chỉnh tăng lương hưu lần gần nhất).
Với nhóm này, mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng từ tháng 7/2023 = Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp tháng 6/2023 x 1,208. Đối với người có mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng dưới 2.700.000 đồng/người/tháng: Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng sau điều chỉnh = Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng trước điều chỉnh + 300.000 đồng/tháng.
Đối với người có mức lương hưu, trợ bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng từ 2.700.000 đồng/người/tháng đến dưới 3.000.000 đồng/người/tháng: Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng sau điều chỉnh = 3.000.000 đồng/tháng.
![]() |
Ảnh minh họa |
Trước đó, tại dự thảo Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng, Bộ LĐTBXH tính toán, sau khi tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp hàng tháng, ngân sách nhà nước chi tăng thêm 2.662,2 tỷ đồng cho 6 tháng cuối năm nay, với 891 nghìn người được điều chỉnh. Quỹ bảo hiểm xã hội tăng chi thêm cho 6 tháng cuối năm nay 9.675,4 tỷ đồng tỷ đồng, để tăng lương cho 2,17 triệu người.
Với nhóm nghỉ hưởng lương hưu, trợ cấp trước ngày 1/1/1995 có mức hưởng dưới 3 triệu đồng/tháng được điều chỉnh tăng thêm, dự kiến có khoảng 236,6 nghìn người thuộc đối tượng điều chỉnh do ngân sách nhà nước chi trả với kinh phí điều chỉnh khoảng 272,9 tỷ đồng.
Tổng kinh phí tăng thêm cho lần điều chỉnh tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng từ ngày 1/7 là hơn 12.600 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách nhà nước tăng thêm 2.982,69 tỷ đồng; nguồn Quỹ bảo hiểm xã hội 9.675,4 tỷ đồng.
Bộ LĐTBXH dự kiến mức bình quân lương hưu hàng tháng của người nghỉ hưởng lương hưu do ngân sách nhà nước bảo đảm sau điều chỉnh sẽ tăng từ khoảng 4,6 triệu/người/tháng lên 5,2 triệu đồng.
Mức bình quân lương hưu hàng tháng của người nghỉ hưởng lương hưu do Quỹ bảo hiểm xã hội bảo đảm sau điều chỉnh sẽ tăng từ khoảng 5,6 triệu đồng/người/tháng lên 6,3 triệu đồng.
Tin khác

Quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải

Điểm mới về điều kiện hưởng lương hưu năm 2025

Bộ Y tế thông tin về điều chỉnh giá khám chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Quy định mới về điều kiện hưởng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện

Quy định mới về chế độ thai sản, người lao động cần biết
Có thể bạn quan tâm

Cách tính trợ cấp một lần khi nghỉ hưu với người có thời gian đóng BHXH cao hơn quy định

Bộ Tài chính đề xuất cắt giảm số bậc trong biểu thuế thu nhập cá nhân

Quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải

Điểm mới về điều kiện hưởng lương hưu năm 2025

Bộ Y tế thông tin về điều chỉnh giá khám chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Quy định mới về điều kiện hưởng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện

Quy định mới về chế độ thai sản, người lao động cần biết

Dự kiến mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2025

Tận dụng nguồn lực người lao động cao tuổi

Lấy ý kiến góp ý về tổ chức, hoạt động của UBND phường tại Hà Nội

Đề nghị Quốc hội xem xét sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế tại Kỳ họp thứ 8

Chính sách giá và thuế - giải pháp hữu hiệu để kiểm soát tiêu dùng thuốc lá

Gỡ “rào cản” trong đào tạo nghề cho lao động phi chính thức

Cách tính lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi
