Cán bộ, công chức không tổ chức đám cưới xa hoa, lãng phí
Bồi dưỡng kỹ năng theo dõi thi hành pháp luật cho các cán bộ, công chức Nâng cao đạo đức, văn hóa công vụ cho cán bộ, công chức |
Bộ Nội vụ vừa công bố dự thảo Nghị định ban hành Bộ Quy tắc Đạo đức công vụ để lấy ý kiến các bên liên quan.
Dự thảo được xây dựng gồm 5 chương, 25 Điều. Trong đó có các quy định về chuẩn mực đạo đức của cán bộ, công chức, viên chức; Chuẩn mực giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức; Kỷ luật, kỷ cương hành chính...
Về một số nội dung nổi bật, tại Điều 9 của dự thảo đã quy định rõ về việc giao tiếp, ứng xử với tổ chức và công dân của cán bộ, công chức, viên chức. Cụ thể, cán bộ, công chức, viên chức có tác phong, thái độ lịch sự, nghiêm túc, đúng mực; ngôn ngữ giao tiếp rõ ràng, mạch lạc, văn minh, không chửi thề, không nói tiếng lóng, quát, dọa nạt; không có hành vi, lời nói hạch sách, nhũng nhiễu, gây căng thẳng, bức xúc, gợi ý nhằm trục lợi cá nhân.
![]() |
Bộ Nội vụ vừa đưa ra lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị định ban hành Bộ Quy tắc Đạo đức công vụ (Ảnh minh hoạ). Ảnh: Phan Anh. |
Cán bộ, công chức, viên chức phải tận tình giải thích, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về quy trình, thủ tục và những thắc mắc, vướng mắc của công dân và tổ chức liên quan đến giải quyết công việc; khiêm tốn, tiếp thu các ý kiến góp ý của công dân và tổ chức; ưu tiên giải quyết công việc đối với người già, yếu, người khuyết tật, đau ốm, phụ nữ mang thai.
"Chỉ được tiếp công dân và tổ chức tại cơ quan, không hẹn gặp, không tiếp công dân và tổ chức bên ngoài cơ quan, ngoài giờ làm việc, tại nhà riêng"- dự thảo Nghị định nêu rõ.
Bên cạnh đó, cán bộ, công chức, viên chức phải nêu gương trong sinh hoạt, thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hóa; xây dựng lối sống lành mạnh, hòa thuận, tiến bộ, hạnh phúc, không có hành vi bạo lực gia đình. Không tổ chức tiệc cưới, ăn hỏi, đám ma, mừng thọ, sinh nhật, tân gia và các công việc khác xa hoa, lãng phí hoặc để vụ lợi.
Bộ Nội vụ cũng đề xuất xây dựng quy định ứng xử nơi cư trú đối với cán bộ, công chức, viên chức. Cụ thể, tại nơi cư trú, cán bộ, công chức, viên chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tham gia sinh hoạt và chấp hành đầy đủ nghĩa vụ ở nơi cư trú, chịu sự giám sát của tổ chức đảng và nhân dân; gần gũi, đoàn kết, giúp đỡ mọi người xung quanh.
Đáng chú ý, không can thiệp trái pháp luật vào hoạt động của cơ quan, tổ chức, công dân nơi cư trú; không tham gia, xúi giục, kích động, bao che các hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức tại nơi cư trú.
Theo Bộ Nội vụ, cơ quan này đã phối hợp với các Bộ và địa phương thực hiện đánh giá thực trạng việc thực hiện các nội dung về đạo đức công vụ của cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính nhà nước. Nhìn chung các Bộ, địa phương rất quan tâm, chỉ đạo xây dựng, ban hành văn bản cũng như triển khai thực hiện các quy định về đạo đức công vụ và kỷ luật, kỷ cương hành chính.
Do đó, nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, ngày càng được nâng cao, việc chấp hành các quy định về đạo đức công vụ và kỷ luật, kỷ cương hành chính tại cơ quan, đơn vị, nơi công cộng và nơi cư trú ngày càng nghiêm túc hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc triển khai thực hiện đạo đức công vụ vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định. Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức còn bộc lộ sự yếu kém trong giao tiếp, ứng xử với với người dân, tổ chức và đồng nghiệp, vẫn còn những hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật gây ảnh hưởng đến uy tín của Bộ, địa phương và hình ảnh của cán bộ, công chức, viên chức...
Xuất phát từ tầm quan trọng của đạo đức công vụ cũng như thực trạng đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức ở nước ta hiện nay, Bộ Nội vụ cho rằng cần phải nghiên cứu, xây dựng và ban hành Nghị định ban hành Bộ Quy tắc Đạo đức công vụ làm căn cứ để các Bộ và địa phương thực hiện nghiêm túc, thống nhất trong cả nước.
Về sử dụng giờ làm việc, dự thảo Nghị định nêu rõ cán bộ, công chức, viên chức nghiêm túc tuân thủ nội quy, quy chế, quy trình làm việc của cơ quan, đơn vị; chấp hành nghiêm quy định về thời gian làm việc; không đến muộn hoặc về sớm không có lý do chính đáng; không tự ý nghỉ việc không phép, nghỉ trong giờ làm việc; khi cán bộ, công chức, viên chức xin nghỉ vì lý do đột xuất phải xin phép và được sự đồng ý của lãnh đạo trực tiếp. Không làm việc riêng và tham gia các hoạt động khác không liên quan đến công việc trong giờ làm việc. Không chơi các trò chơi, sử dụng các thiết bị giải trí cá nhân trong giờ làm việc; không uống rượu, bia, đồ uống có cồn trước và trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa các ngày làm việc, không tụ tập ăn, uống đông người trong giờ làm việc; không quảng cáo thương mại, bán hàng, tiếp thị bán hàng tại nơi làm việc. |
Theo Minh Chiến/nld.com.vn
Tin khác

Nghỉ hưu sớm theo Nghị định 178: Chưa đủ tuổi, có được nhận lương hưu ngay không?

Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có được nâng lương trước thời hạn?

Trên 50% vị trí tuyển dụng yêu cầu trình độ đại học

Đề xuất điều chỉnh mức trợ cấp đối với thanh niên xung phong lên 1 triệu đồng/tháng

Hơn 3,3 triệu người sẽ nhận lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 5 sớm hơn thường lệ
Có thể bạn quan tâm

Từ 1/7/2025, tạm dừng chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối với 3 nhóm đối tượng

2 nhóm cán bộ phải nghỉ việc trước thời điểm kết thúc sắp xếp đơn vị hành chính

Nghỉ hưu sớm theo Nghị định 178: Chưa đủ tuổi, có được nhận lương hưu ngay không?

Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có được nâng lương trước thời hạn?

Trên 50% vị trí tuyển dụng yêu cầu trình độ đại học

Đề xuất điều chỉnh mức trợ cấp đối với thanh niên xung phong lên 1 triệu đồng/tháng

Hơn 3,3 triệu người sẽ nhận lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 5 sớm hơn thường lệ

Tăng cơ hội hưởng lương hưu cho người tham gia

Cách tính lương với người nghỉ hưu trước tuổi mới nhất khi sắp xếp bộ máy

Chế độ, chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi

Cách tính trợ cấp một lần khi nghỉ hưu với người có thời gian đóng BHXH cao hơn quy định

Bộ Tài chính đề xuất cắt giảm số bậc trong biểu thuế thu nhập cá nhân

Quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải

Điểm mới về điều kiện hưởng lương hưu năm 2025
