Bệnh viện Bạch Mai thiếu thuốc chống độc, Bộ Y tế yêu cầu tìm nguồn cung
Trước đó, Cục Quản lý Dược nhận được Công văn số 2390/BVBM-DUOC đề ngày 19/8/2022 của Bệnh viện Bạch Mai về việc đề nghị nhập khẩu các thuốc thiết yếu cho điều trị.
Theo thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai, hiện nay một số loại thuốc chuyên khoa dùng cho một số bệnh đặc biệt như: Suy tuyến thượng thận, ngộ độc kim loại nặng,... không có sẵn, dẫn đến tình trạng thiếu thuốc và khó khăn trong công tác cấp cứu, điều trị của bệnh viện.
Cụ thể, Bệnh viện Bạch Mai đề nghị nhập khẩu 12 loại thuốc của 3 chuyên khoa (gồm: Chống độc, tim mạch và nội tiết); trong đó, có 8 loại để điều trị chống độc (ngộ độc kim loại nặng, ngộ độc chì, ngộ độc cồn công nghiệp, ngộ độc thuốc diệt cỏ paraquat, sốc phản vệ...) và 4 loại thuốc điều trị nội tiết và tim mạch.
Cục Quản lý dược cho biết, có một số thuốc hiếm, rất ít nguồn cung ứng và nhu cầu sử dụng ít về số lượng. Ngoài ra, một số thuốc hiện chưa có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam.
4 thuốc có Giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam còn hiệu lực:
Valgesic 10 (Hydrocortison 10mg), viên nén, giấy đăng ký lưu hành số VD-34893-20, cơ sở sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm Medisun; Azenmarol 4 (Acenocoumarol 4mg), viên nén, giấy đăng ký lưu hành số VD-28826-18, cơ sở sản xuất: Chi nhánh công ty cổ phần dược phẩm Agimexpharm- Nhà máy sản xuất dược phẩm Agimexpharm; Azenmarol 1 (Acenocoumarol 1mg), viên nén, giấy đăng ký lưu hành số VD-28825-18, cơ sở sản xuất: Chi nhánh công ty cổ phần dược phẩm Agimexpharm- Nhà máy sản xuất dược phẩm Agimexpharm; Bfs-Depara (Mỗi lọ 10ml chứa: Acetylcystein 2000mg), dung dịch đậm đặc để pha tiêm truyền, giấy đăng ký lưu hành số VD-32805-19, cơ sở sản xuất: Công ty cổ phần Dược phẩm CPC1 Hà Nội.
Để đảm bảo việc cung ứng thuốc đầy đủ, kịp thời trong công tác điều trị, Cục Quản lý Dược đề nghị các cơ sở nhập khẩu thuốc khẩn trương liên hệ, tìm kiếm các nguồn cung ứng đối với các thuốc để đáp ứng nhu cầu điều trị của Bệnh viện Bạch Mai.
Sau khi tìm được nguồn cung ứng, liên hệ với Bệnh viện để xác định nhu cầu, ký hợp đồng, chuẩn bị hồ sơ đề nghị nhập khẩu thuốc gửi về Cục Quản lý Dược và thực hiện nhập khẩu theo quy định.
Cục Quản lý Dược đề nghị Bệnh viện Bạch Mai phối hợp với các cơ sở nhập khẩu để tìm kiếm thêm thông tin về các nguồn cung ứng. Trường hợp Bệnh viện Bạch Mai có được thông tin về nguồn cung ứng của các thuốc này, đề nghị bệnh viện cung cấp thông tin cho các cơ sở nhập khẩu thuốc hoặc cơ quan quản lý để có biện pháp kịp thời nhằm tăng cường cung ứng thuốc cho điều trị.
Tin khác

Từ 1/7, đi khám chữa bệnh trái tuyến vẫn được hưởng 100% BHYT?

Cục Quản lý Dược thu hồi sản phẩm kem massage nhập khẩu từ Hàn Quốc

Cục An toàn thực phẩm cảnh báo khẩn về sản phẩm An vị Mộc Linh

Tự nặn mụn ở mặt, nhiều người suýt mất mạng

Đau lưng âm ỉ coi chừng bị ung thư thận
Có thể bạn quan tâm

Cảnh báo nguy cơ sức khỏe khi tập luyện thể thao cường độ cao

Thu hồi nhiều sản phẩm mỹ phẩm vi phạm công bố

Từ 1/7, đi khám chữa bệnh trái tuyến vẫn được hưởng 100% BHYT?

Cục Quản lý Dược thu hồi sản phẩm kem massage nhập khẩu từ Hàn Quốc

Cục An toàn thực phẩm cảnh báo khẩn về sản phẩm An vị Mộc Linh

Tự nặn mụn ở mặt, nhiều người suýt mất mạng

Đau lưng âm ỉ coi chừng bị ung thư thận

Đề nghị xử lý fanpage “Dược phẩm Hoàng Hường Meli chính hãng” vì quảng cáo sai quy định

TP.HCM: Ca mắc sốt xuất huyết tăng 130%, nhiều trẻ nguy kịch do nhập viện trễ

Chuyên gia cảnh báo, ung thư tuyến giáp tăng nhanh ở phụ nữ trẻ

Chị em cần thận trọng trước bẫy “đẹp nhanh, đẹp rẻ”

Cục Quản lý Dược thu hồi toàn quốc lô thuốc Viên nén Alfachim 4.2

Những cách bảo vệ da khi đi biển mùa hè

100% phường, xã, thị trấn của TP.HCM đã đủ điều kiện công bố hết dịch sởi
