25% tổ chức, cơ quan được khảo sát từng bị tấn công mạng trong năm 2022
Không cung cấp thông tin theo quy định với cơ quan thuế, sàn thương mại điện tử sẽ bị xử phạt Cảnh báo một số trang web, fanpage giả mạo cơ quan của Bộ Giáo dục và Đào tạo |
Nhiều cơ quan, đơn vị bị tấn công mạng trong năm 2022 |
Sáng nay (24-11), hội thảo quốc tế Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2022 diễn ra tại Hà Nội. Chia sẻ tại phiên toàn thể của hội thảo, ông Nguyễn Thành Hưng (Chủ tịch VNISA) cho biết, mới đây VNISA đã thực hiện khảo sát 135 tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam về việc đảm bảo an toàn thông tin.
Kết quả cho thấy, cứ 4 tổ chức, doanh nghiệp thì có 1 đơn vị từng bị gián đoạn hệ thống - dịch vụ, bị tấn công mạng trong năm 2022; 76% tổ chức, doanh nghiệp chưa đủ nhân lực an toàn thông tin đáp ứng yêu cầu hiện tại.
Bên cạnh đó, có 87% tổ chức, doanh nghiệp lo sợ yếu tố “Con người”, 58% đơn vị lo ngại về “Công nghệ” và 47% lo ngại về lỗ hổng trong “Quy trình”. Cùng với đó, 68% tổ chức, doanh nghiệp cho biết chưa đủ kinh phí đầu tư cho an toàn thông tin hàng năm. Do đó, theo đại diện VNISA, vấn đề an toàn thông tin cần được quan tâm hơn trong thời gian tới.
Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ TT- TT Nguyễn Huy Dũng cho rằng, việc bảo đảm an toàn không gian mạng và an toàn cho các tổ chức, người dân trên không gian mạng là trách nhiệm, sự chủ động vào cuộc của tất cả cơ quan, tổ chức và cả người dân với nguyên tắc “thực sao ảo vậy”. Tức là, cơ quan quản lý lĩnh vực nào trong đời thực thì cũng có trách nhiệm quản lý nội dung đó trên không gian mạng.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng, bên cạnh 3 lực lượng nòng cốt để đảm bảo an toàn thông tin là: Quốc phòng, Công an và TT-TT, cần có sự tham gia của các hiệp hội, doanh nghiệp và cả người dân.
Theo Vân Hằng/anninhthudo.vn