Xét xử đối tượng xuyên tạc, chống phá Nhà nước
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội, ngày 1/3/2022, Cơ quan An ninh điều tra, Công an thành phố nhận được công văn, tài liệu kèm theo của Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) đề nghị xác minh, xử lý vi phạm trong hoạt động sử dụng không gian mạng Internet liên quan đến đối tượng Phan Sơn Tùng.
Tùng có hình ảnh, lời nói, phát biểu trong một số video clip phát tán trên Facebook, Youtube với nội dung tuyên truyền, đả kích, nói xấu chế độ, xuyên tạc sai sự thật về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam; bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Trong đó, 11 video clip được phát tán trên kênh Youtube "Phan Sơn Tùng", một video clip phát tán trên Facebook "Vì Việt Nam thịnh vượng".
![]() |
Phan Sơn Tùng thời điểm bị bắt vào tháng 9/2022. |
Cơ quan điều tra đã xác định, từ năm 2011, Phan Sơn Tùng đã tạo lập, quản lý và sử dụng 4 tài khoản mạng trực tuyến gồm: Ba kênh Youtube "Vì Việt Nam thịnh vượng", "Sơn Tùng TV", "Phan Sơn Tùng" và một tài khoản Facebook mang tên "David Phan'.
Đến tháng 8/2022, tài khoản Facebook đã đăng lại hơn 1.000 video clip từ ba kênh Youtube trên. Các video clip thu hút trên 148 triệu lượt xem và 530.000 lượt theo dõi.
Ngoài ra, từ ngày 5-31/8/2022, Phan Sơn Tùng đăng tải qua kênh "Vì Việt Nam thịnh vượng" 10 video clip với nội dung kêu gọi thành lập tổ chức bất hợp pháp với tên gọi "Đảng Việt Nam thịnh vượng”... nhằm thu hút sự quan tâm của dư luận.
Các video clip trên được Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao thu thập. Phan Sơn Tùng cũng xác nhận đã truy cập vào kênh Youtube của mình và tự tải xuống 22 video nêu trên.
Cơ quan chức năng kết luận, quá trình quản lý các tài khoản mạng, Phan Sơn Tùng đã làm và phát tán 16 video clip có nội dung vi phạm pháp luật lên mạng Internet. Cụ thể, 26 nội dung có thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; 6 nội dung tuyên truyền thông tin gây chiến tranh tâm lý; 17 nội dung xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân... Các video clip này chủ yếu để tuyên truyền nhằm chống Nhà nước, chống Đảng, chống chính quyền.
Tin khác

Bắt giữ trùm giang hồ Vi “ngộ” tại Thanh Hóa: Mở rộng điều tra băng nhóm tội phạm có tổ chức

Khởi tố đối tượng buôn bán hơn 35.000 bộ quần áo thể thao giả các thương hiệu lớn

Triệt phá nhóm cho vay nặng lãi, cưỡng đoạt tài sản

Hải quan triệt phá hàng loạt vụ buôn lậu thuốc lá điếu, thu giữ hơn 1,3 triệu bao trị giá hơn 65 tỷ đồng

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới liên quan đến địa giới hành chính
Có thể bạn quan tâm

Triệt phá đường dây sản xuất 70.000 chai dầu Con Ó giả, khởi tố 19 đối tượng

Triệt phá đường dây bán lô, đề núp bóng đại lý xổ số điện toán

Bắt giữ trùm giang hồ Vi “ngộ” tại Thanh Hóa: Mở rộng điều tra băng nhóm tội phạm có tổ chức

Khởi tố đối tượng buôn bán hơn 35.000 bộ quần áo thể thao giả các thương hiệu lớn

Triệt phá nhóm cho vay nặng lãi, cưỡng đoạt tài sản

Hải quan triệt phá hàng loạt vụ buôn lậu thuốc lá điếu, thu giữ hơn 1,3 triệu bao trị giá hơn 65 tỷ đồng

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới liên quan đến địa giới hành chính

Hưng Yên: Khởi tố vụ án vụ cháy xưởng tái chế khiến 5 người tử vong

Xử phạt hàng loạt cơ sở vi phạm kinh doanh nước mắm không rõ nguồn gốc và hàng giả mạo nhãn hiệu

Cơ quan Công an phong tỏa, khám xét nhiều địa điểm liên quan đến Vi “ngộ”

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo đầu tư tài chính trên không gian mạng

Khởi tố vụ thí sinh dùng camera siêu nhỏ truyền nội dung đề thi ra ngoài nhờ cứu trợ môn Văn

Xe máy vào cao tốc: Vi phạm Luật giao thông, đánh đổi bằng cả tính mạng

Cán bộ Phòng Cảnh sát PCCC Bắc Ninh gây tai nạn liên hoàn, vi phạm nồng độ cồn vượt kịch khung
