Thu giữ gần 10.000 điếu xì gà lậu
Tạm giữ hình sự 2 đối tượng buôn bán xì gà nhập lậu trị giá hơn 3 tỷ đồng |
Theo đó, khoảng 10h30 ngày 3/1, tổ công tác Đội Phòng ngừa, đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ (Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an thành phố Hà Nội) phát hiện, thu giữ số lượng lớn xì gà không rõ nguồn gốc.
Thời điểm trên, tổ công tác làm nhiệm vụ tại khu vực ngã ba Lê Duẩn - Lý Thường Kiệt, phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, đã phát hiện người đàn ông điều khiển xe máy có biểu hiện nghi vấn.
Tiến hành kiểm tra, người này đã giao nộp cho tổ công tác túi ni lông chứa 5 hộp thuốc lá xì gà nhãn hiệu Flor de Copan và 1 hộp thuốc lá điếu xì gà nhãn hiện Cohiba Siglo VI (gồm 110 điếu thuốc lá xì gà có khối lượng 2,010kg, tương đương 100 bao thuốc lá điếu - một bao có 20 điếu thuốc) do nước ngoài sản xuất, không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc.
Tổ công tác đã làm rõ nhân thân, lai lịch của người đàn ông là Nguyễn Hoàng Hải (sinh năm 1965; trú tại Văn Cao, phường Liễu Giai, quận Ba Đình); đồng thời đưa người và tang vật về trụ sở Công an phường Cửa Nam để xác minh, làm rõ.
![]() |
Đối tượng Lê Thị Đức Hạnh tại cơ quan Công an (Ảnh: CAHN) |
Qua điều tra ban đầu, Hải khai nhận toàn bộ số thuốc lá xì gà nêu trên là của Lê Thị Đức Hạnh (trú tại số 15, ngõ 127 phố Văn Cao, phường Liễu Giai, quận Ba Đình). Hải được Hạnh thuê chở thuốc lá xì gà lấy từ nhà của Hạnh đi tiêu thụ.
Căn cứ lời khai của Hải, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã thi hành Lệnh khám xét khẩn cấp nơi ở của Hạnh. Kết quả phát hiện thu giữ thêm 9.228 điếu thuốc lá xì gà có khối lượng 61,339 kg tương đương 3.066 bao thuốc lá điếu (một bao có 20 điếu thuốc) các loại do nước ngoài sản xuất.
Làm việc với cơ quan Công an, Hạnh thừa nhận bắt đầu buôn bán thuốc lá xì gà do nước ngoài sản xuất nhập lậu từ khoảng cuối năm 2019 đến nay. Hạnh mua thuốc lá xì gà do nước ngoài sản xuất của các cá nhân trên các mạng xã hội facebook và nhờ người quen đang sinh sống tại Cộng hòa Liên bang Đức mua rồi gửi về Việt Nam (nhận tại kho hàng ở phố Vũ Phạm Hàm, quận Cầu Giấy).
Thủ đoạn của Hạnh không trực tiếp mua bán, trao đổi mà rao bán, chào hàng qua mạng xã hội Facebook, Zalo... sau đó thuê Grap, xe ôm để chuyển cho người mua và hình thức thanh toán qua tài khoản.
Về trường hợp của Nguyễn Hoàng Hải, cơ quan Công an cũng xác định là lao động tự do (làm nghề xe ôm truyền thống), bắt đầu nhận vận chuyển hàng hóa là xì gà cho Hạnh từ đầu tháng 11/2022.
Đến nay, Nguyễn Hoàng Hải đã vận chuyển cho Hạnh khoảng 50 chuyến hàng, mỗi chuyến được trả công từ 30.000 đồng - 50.000 đồng. Hải chỉ có nhiệm vụ đi giao hàng theo yêu cầu của Hạnh, không tham gia và không được hưởng lợi gì từ việc mua bán xì gà nhập lậu của Hạnh.
Hiện vụ việc đang tiếp tục điều tra, xử lý.
Tin khác

Người dân cần cảnh giác khi giao dịch vàng bạc online

Mở đợt cao điểm chống buôn lậu thuốc, hàng giả trong lĩnh vực y tế

Chủ thương hiệu hoạt huyết Nhất Nhất bị phạt 200 triệu đồng

Cảnh báo về trang web giả mạo Tổng đài chăm sóc khách hàng ngành Điện

Nam shipper bị hành hung giữa phố Hà Nội
Có thể bạn quan tâm

Khởi tố vụ vận chuyển 40.000 viên ma túy từ Lào vào Việt Nam

Tiến hành khám xét nơi ở của hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên

Người dân cần cảnh giác khi giao dịch vàng bạc online

Mở đợt cao điểm chống buôn lậu thuốc, hàng giả trong lĩnh vực y tế

Chủ thương hiệu hoạt huyết Nhất Nhất bị phạt 200 triệu đồng

Cảnh báo về trang web giả mạo Tổng đài chăm sóc khách hàng ngành Điện

Nam shipper bị hành hung giữa phố Hà Nội

Nhờ "chạy án", 3 cựu cán bộ công an mất hơn 2,1 tỷ đồng

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt nhiều doanh nghiệp

Cặp vợ chồng dược sĩ cầm đầu đường dây sản xuất 100 tấn thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả

Triệt phá vụ vận chuyển 38 bánh ma túy qua biên giới Nam Giang

Công an Hà Nội triệt phá ổ nhóm sản xuất 100 tấn tân dược và thực phẩm chức năng giả

Phá 2 đường dây buôn lậu bình ắc quy và phụ tùng xe điện quy mô hàng trăm tỷ đồng

Hà Nội: Nộp ngân sách hơn 40,7 tỷ đồng từ xử lý vi phạm thị trường trong 4 tháng
