Phòng bệnh truyền nhiễm đường hô hấp thường gặp khi giao mùa

Sức khỏe 10:23 | 12/05/2023
Ngoài Covid-19, khi thời tiết giao mùa, nhiều trẻ em và người lớn có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm khác như cúm, viêm phổi, viêm màng não do mô cầu khuẩn… biến chứng nguy hiểm nếu không chủ động phòng ngừa.
Gia tăng trẻ nhập viện do hen phế quản thời điểm giao mùa Bảo vệ sức khỏe khi nhiệt độ chênh lệch

Việc thay đổi thời tiết thất thường khiến cơ thể của nhiều người không kịp thích nghi, hệ miễn dịch suy giảm khiến các bệnh hô hấp như cúm, viêm phổi, viêm phế quản… tăng cao.

Theo bác sĩ Bạch Thị Chính (Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC): Khi thời tiết thay đổi thất thường, sự giảm nhiệt đột ngột khiến cơ thể không kịp thích nghi, dễ đổ bệnh, đặc biệt là những nhóm nguy cơ cao như trẻ em, người già, người có bệnh mãn tính. Bên cạnh đó, số ca mắc mới Covid-19 đang tăng trở lại, chủ yếu ở nhóm người cao tuổi, người có nguy cơ cao như tim mạch, đái tháo đường, COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính)... khiến nguy cơ bệnh nặng tăng cao.

Phòng bệnh truyền nhiễm đường hô hấp thường gặp khi giao mùa
Tiêm vắc xin phòng bệnh hiệu quả. (Ảnh: Hệ thống tiêm chủng VNVC)

Các bác sĩ và chuyên gia y tế khuyến cáo một số bệnh người dân thường mắc vào thời điểm này và cách phòng tránh:

Cúm mùa

Cúm mùa xảy ra quanh năm. Cúm là bệnh dễ mắc, dễ lây và dễ bị bỏ qua những triệu chứng ban đầu dẫn tới người bệnh thường không được chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời. Cúm có thể gây ra các biến chứng như như viêm phổi, nhiễm trùng huyết, tổn thương tim, viêm não/màng não, suy hô hấp... Các đối tượng dễ gặp biến chứng là trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi, người có bệnh nền.

Các bệnh do phế cầu khuẩn

Phế cầu khuẩn thường khu trú tại vùng mũi họng con người và thường tấn công hệ hô hấp khi sức đề kháng suy giảm gây nên tình trạng viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não, thậm chí nhiễm khuẩn huyết. Phế cầu khuẩn có tỉ lệ đề kháng kháng sinh cao. Bệnh nhân đồng nhiễm phế cầu với Covid-19 hoặc các bệnh khác có nguy cơ bệnh nặng và tử vong cao hơn.

Trẻ từ 6 tuần tuổi và người lớn được khuyến cáo nên tiêm vắc xin phòng phế cầu. Đây là biện pháp giảm thiểu biến chứng, giảm việc dùng kháng sinh khi chưa thực sự cần thiết. Theo bác sĩ Bạch Thị Chính, hiện Việt Nam lưu hành hai loại vắc xin Prevenar 13 (Bỉ) và Synflorix (Bỉ) có thể phòng ngừa các bệnh do phế cầu khuẩn.

Sởi

Sởi là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan rất cao. Vi rút sởi Polinosa morbillarum có thể tồn tại trong không khí và trên các bề mặt trong tối đa 3 giờ. Một người bị nhiễm bệnh có thể truyền vi rút trong vòng 4 ngày trước và sau khi phát ban.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sởi là bệnh nguy hiểm cho mọi đối tượng, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người trưởng thành, đến người lớn tuổi, song bệnh đã hoàn toàn phòng ngừa được bằng vắc xin. Hiện nay, các bệnh hô hấp cũng đang tăng cao, người bệnh dễ nhầm lẫn triệu chứng sởi với các triệu chứng bệnh hô hấp thông thường khác nên dễ trở nặng.

Tiêu chảy cấp do vi rút Rota

Tiêu chảy cấp do vi rút Rota là bệnh viêm dạ dày ruột cấp do vi rút Rota gây ra với triệu chứng là tiêu chảy, nôn mửa, sốt. Trong 5 năm đầu đời, hầu hết trẻ em đều bị nhiễm loại vi rút này. Tại Việt Nam, tiêu chảy cấp thuộc top 10 bệnh gây tử vong hàng đầu ở trẻ nhỏ. Hiện tiêu chảy cấp chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, kháng sinh không có tác dụng đối với bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây tiêu chảy nặng, mất nước, rối loạn điện giải, suy dinh dưỡng... thậm chí tử vong.

Viêm màng não do não mô cầu khuẩn

So với một số bệnh truyền nhiễm đang lưu hành tại nước ta, viêm màng não do vi khuẩn não mô cầu có số ca mắc không nhiều nhưng là một trong những bệnh nguy hiểm và để lại nhiều di chứng nặng nề nhất. Bệnh nhân có thể tử vong trong vòng 24 giờ từ khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên nếu không được điều trị kịp thời.

Khoảng 20% bệnh nhân còn sống mắc các di chứng như chậm phát triển thần kinh, bại liệt, hoại tử nghiêm trọng phải cắt cụt chi… Bệnh có triệu chứng ban đầu dễ gây nhầm lẫn với các bệnh cúm, nhiễm siêu vi thông thường nên thường không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, trong điều kiện thời tiết thay đổi thất thường, biện pháp quan trọng nhất là người dân cần tăng sức đề kháng nói chung, thông qua dinh dưỡng, tập luyện, duy trì thuốc và đi viện kịp thời khi có dấu hiệu trở nặng.

Đồng thời, các gia đình cần đặc biệt quan tâm tới trẻ nhỏ và người già, do khả năng điều hòa thân nhiệt kém; tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ, lưu ý các vắc xin phòng cúm, phòng phế cầu, sởi - quai bị - rubella... Bên cạnh đó, người dân cũng cần giữ gìn vệ sinh cá nhân; hạn chế tiếp xúc với những người có nguy cơ lây nhiễm bệnh đường hô hấp.

Minh Khuê

Link gốc: https://laodongthudo.vn/phong-benh-truyen-nhiem-duong-ho-hap-thuong-gap-khi-giao-mua-155721.html

Tin khác

Huyện Mê Linh triển khai nhiều hoạt động phòng chống dịch sốt xuất huyết

Huyện Mê Linh triển khai nhiều hoạt động phòng chống dịch sốt xuất huyết

(LĐ&PL) Nhằm chủ động phòng chống dịch sốt xuất huyết, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Mê Linh đã chỉ đạo các xã, thị trấn tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong phòng, chống sốt xuất huyết. Đồng thời tổ chức ra quân thực hiện chiến dịch vệ sinh môi trường phòng, chống sốt xuất huyết trên địa bàn.
Truyền thông lưu động nâng cao kiến thức phòng chống sốt xuất huyết cho người dân

Truyền thông lưu động nâng cao kiến thức phòng chống sốt xuất huyết cho người dân

(LĐ&PL) Tính đến cuối tháng 8, trên địa bàn huyện Chương Mỹ có 4 ổ dịch sốt xuất huyết, ghi nhận 127 bệnh nhân mắc bệnh. Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Chương Mỹ đã yêu cầu các xã, thị trấn trên địa bàn tăng cường giám sát, phát hiện các ca bệnh sốt xuất huyết sớm tại cộng đồng và các cơ sở khám chữa bệnh để điều tra và xử lý kịp thời ca bệnh, ổ dịch theo đúng quy định...
Quận Tây Hồ: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu

Quận Tây Hồ: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu

(LĐ&PL) Mặc dù còn gần một tháng nữa mới đến Tết Trung thu nhưng nhu cầu tiêu dùng các loại bánh kẹo, đặc biệt là bánh trung thu đều gia tăng. Để bảo đảm an toàn thực phẩm, ngoài ý thức của người dân trong việc lựa chọn sản phẩm thì rất cần sự vào cuộc tích cực của các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, xử lý vi phạm.
Bảo đảm cung ứng đủ thuốc điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết nặng

Bảo đảm cung ứng đủ thuốc điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết nặng

(LĐ&PL) Hiện tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng đang có xu hướng tăng cao tại một số tỉnh, thành phố, đặc biệt là bệnh sốt xuất huyết tại Hà Nội...
Nâng cao năng lực cho cộng tác viên dân số cơ sở

Nâng cao năng lực cho cộng tác viên dân số cơ sở

(LĐ&PL) Đội ngũ cộng tác viên dân số đã có những đóng góp thiết thực vào việc đưa chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình đến với người dân. Để họ tiếp tục phát huy vai trò, đáp ứng yêu cầu công việc trong tình hình mới, cần chú trọng triển khai các hoạt động nâng cao nâng lực, trình độ cho đội ngũ cộng tác viên dân số.

Có thể bạn quan tâm

Nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐ&PL) Theo các chuyên gia, để giải quyết vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh phải giải quyết “gốc rễ” của vấn đề, tức là thay đổi nhận thức của người dân về việc sinh con trai hay con gái.
Giám đốc Sở Y tế Hà Nội trao hỗ trợ tới gia đình nạn nhân tử vong vụ cháy chung cư mini

Giám đốc Sở Y tế Hà Nội trao hỗ trợ tới gia đình nạn nhân tử vong vụ cháy chung cư mini

(LĐ&PL) Sáng 14/9, đoàn công tác của Sở Y tế Hà Nội do bà Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế làm trưởng đoàn đã trực tiếp đến huyện Sóc Sơn thăm viếng, chia buồn và trao hỗ trợ động viên với gia đình nạn nhân của vụ cháy chung cư mini.
Huyện Mê Linh triển khai nhiều hoạt động phòng chống dịch sốt xuất huyết

Huyện Mê Linh triển khai nhiều hoạt động phòng chống dịch sốt xuất huyết

(LĐ&PL) UBND huyện Mê Linh đã chỉ đạo các xã, thị trấn, Trung tâm Y tế huyện triển khai tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của người dân trong phòng, chống dịch sốt xuất huyết.
Truyền thông lưu động nâng cao kiến thức phòng chống sốt xuất huyết cho người dân

Truyền thông lưu động nâng cao kiến thức phòng chống sốt xuất huyết cho người dân

(LĐ&PL) Trung tâm Y tế huyện Chương Mỹ đã yêu cầu các xã, thị trấn trên địa bàn tăng cường giám sát, phát hiện các ca bệnh sốt xuất huyết sớm tại cộng đồng và các cơ sở khám chữa bệnh để điều tra và xử lý kịp thời ca bệnh, ổ dịch theo đúng quy định...
Quận Tây Hồ: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu

Quận Tây Hồ: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu

(LĐ&PL) Để bảo đảm an toàn thực phẩm, ngoài ý thức của người dân trong việc lựa chọn sản phẩm thì rất cần sự vào cuộc tích cực của các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, xử lý vi phạm.
Bảo đảm cung ứng đủ thuốc điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết nặng

Bảo đảm cung ứng đủ thuốc điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết nặng

(LĐ&PL) Tính đến thời điểm hiện tại, số lượng thuốc thực tế đã nhập về là 12.550 túi, trong đó số lượng thuốc đã cung ứng cho các bệnh viện là 5.118 túi và số lượng thuốc còn tồn tại kho của cơ sở nhập khẩu là 7.432 túi.
Nâng cao năng lực cho cộng tác viên dân số cơ sở

Nâng cao năng lực cho cộng tác viên dân số cơ sở

(LĐ&PL) Đội ngũ cộng tác viên dân số đã có những đóng góp thiết thực vào việc đưa chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình đến với người dân.
Ba Vì tăng cường công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết

Ba Vì tăng cường công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết

(LĐ&PL) Để chủ động phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết, Trung tâm Y tế huyện Ba Vì đã chủ động tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp với các đơn vị liên quan.
Cứu sống 3 bệnh nhi nguy kịch vì bị rắn độc cắn

Cứu sống 3 bệnh nhi nguy kịch vì bị rắn độc cắn

(LĐ&PL) Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương, liên tiếp trong hai tuần trở lại đây, các bác sĩ đã tiếp nhận 3 bệnh nhi bị rắn độc cắn, nhập viện trong tình trạng nguy kịch.
Hơn 300 cán bộ công chức, viên chức, người lao động huyện Mê Linh được sàng lọc ung thư

Hơn 300 cán bộ công chức, viên chức, người lao động huyện Mê Linh được sàng lọc ung thư

(LĐ&PL) Hơn 300 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp của huyện Mê Linh đã được lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc ung thư miễn phí tại chương trình.
Không sử dụng thư cảm ơn của người bệnh để quảng cáo thực phẩm chức năng

Không sử dụng thư cảm ơn của người bệnh để quảng cáo thực phẩm chức năng

(LĐ&PL) Không sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm chức năng.
Cấp cứu kịp thời cho nữ bệnh nhân bị đứt gân tay do máy xay đa năng

Cấp cứu kịp thời cho nữ bệnh nhân bị đứt gân tay do máy xay đa năng

(LĐ&PL) Vừa qua, các bác sĩ Khoa Phẫu thuật chấn thương chỉnh hình và y học thể thao, Bệnh viện E đã cấp cứu và phẫu thuật xử lý khâu nối gân tay thành công cho nữ bệnh nhân 17 tuổi, bị máy xay đa năng cắt vào tay.
Đổi mới, nâng cao công tác tuyên truyền, giáo dục về dân số

Đổi mới, nâng cao công tác tuyên truyền, giáo dục về dân số

(LĐ&PL) Thành phố Hà Nội mặc dù đã đạt những kết quả tích cực tuy nhiên công tác dân số vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, thời gian tới Hà Nội tiếp tục chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển.
Tiếp nối truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”

Tiếp nối truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”

(LĐ&PL) Những ngày này, các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội đã và đang tổ chức nhiều hoạt động thiết thực như khám bệnh, cấp thuốc miễn phí, tặng quà… cho người có công với cách mạng.
Nhiều chuyển biến tích cực trong công tác dân số

Nhiều chuyển biến tích cực trong công tác dân số

(LĐ&PL) Nhờ triển khai hiệu quả các hoạt động truyền thông, các mô hình chăm sóc sức khỏe, công tác dân số tại một số quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đạt được những thành tựu bước đầu.
Xem thêm
Phiên bản di động