Phân biệt thế nào là hàng xách tay, hàng nhập lậu
Tập trung đánh mạnh, đánh trúng các đường dây buôn lậu, gian lận thương mại Thu giữ hàng trăm chiếc điện thoại nhập lậu trong căn hộ chung cư |
Chúng tôi đã chuyển câu hỏi của bạn đọc đến Luật sư Phạm Hải Long (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) và được biết, không phải tất cả hàng xách tay đều là hàng hóa nhập lậu. Hàng xách tay không phải hàng nhập lậu khi đảm bảo các điều kiện: Có hóa đơn chứng từ kèm theo rõ ràng; Không nằm trong danh mục những mặt hàng cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật; Hàng hóa có giấy phép nhập khẩu (đối với hàng nhập khẩu theo giấy phép); Hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu đúng quy định; Hàng hóa có dán tem nhập khẩu và đóng thuế đầy đủ theo quy định pháp luật...
Hàng xách tay không phải hàng nhập lậu khi đảm bảo các điều kiện: Có hóa đơn chứng từ kèm theo rõ ràng, hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu đúng quy định... |
Luật sư Phạm Hải Long cho biết thêm, theo Khoản 6 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, hàng hóa nhập lậu gồm:
- Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép nhập khẩu;
- Hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu theo điều kiện mà không đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật; Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan;
- Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn;
- Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.
Về thủ tục khai báo hải quan đối với hàng hóa xách tay, Khoản 2 Điều 59 Nghị định 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 59/2018/NĐ-CP nêu rõ, người xuất cảnh, nhập cảnh không phải khai hải quan nếu không có hành lý vượt định mức miễn thuế theo quy định của pháp luật về thuế, không có hành lý gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi.
Người xuất cảnh, nhập cảnh mang hàng hóa vượt định mức hành lý miễn thuế qua khu vực kiểm tra hải quan mà không khai hải quan đều coi là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bất hợp pháp và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Khi khai hải quan, người khai hải quan không gộp chung định mức miễn thuế của nhiều người nhập cảnh để khai báo miễn thuế cho một người nhập cảnh, trừ hành lý của các cá nhân trong một gia đình mang theo trong cùng chuyến đi. Việc khai báo định mức miễn thuế tính theo từng lần nhập cảnh.
Căn cứ quy định trên, người nhập cảnh không phải khai hải quan nếu không có hành lý vượt định mức miễn thuế theo quy định của pháp luật về thuế, không có hành lý gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi.
Về mức miễn thuế đối với hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, Điều 6 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định rõ: Rượu từ 20 độ trở lên: 1,5 lít hoặc rượu dưới 20 độ: 2,0 lít hoặc đồ uống có cồn, bia: 3,0 lít; thuốc lá điếu: 200 điếu hoặc thuốc lá sợi: 250 gam hoặc xì gà: 20 điếu; các vật phẩm khác ngoài hàng hóa theo quy định có tổng trị giá hải quan không quá 10 triệu đồng Việt Nam…