Những đối tượng nào phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy?
Những quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy 3 chiến sĩ PCCC hy sinh khi cứu 8 người, trước đó đã cứu 2 người trong đám cháy khác |
Bạn đọc Vũ Văn Huế (phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) hỏi: Để đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của bản thân cũng như của những người xung quanh trong công tác phòng, chống cháy nổ, những ai phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy?
Luật sư Phạm Hải Long (Đoàn luật sư thành phố Hà Nội) cho biết, Điều 33 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP quy định, đối tượng phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy gồm:
a) Người có chức danh chỉ huy chữa cháy quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Phòng cháy và chữa cháy;
b) Thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở;
c) Thành viên đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;
d) Người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thường xuyên tiếp xúc với hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
đ) Người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hành khách trên 29 chỗ ngồi và phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
e) Người làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy tại các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
g) Thành viên đội, đơn vị phòng cháy và chữa cháy rừng.
Như vậy, với quy định nói trên thì kinh doanh sửa chữa điện tử thuộc đối tượng bắt buộc phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 47 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình thì hành vi không tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháykhi được người có thẩm quyền yêu cầu bị thạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Ngoài ra, luật sư cho biết, trường hợp xảy ra hỏa hoạn, cơ quan tiến hành tố tụng sẽ điều tra, xem xét nguyên nhân, hậu quả, mức độ lỗi của người vi phạm để quyết định có khởi tố vụ án, khởi tố bị can hay không đối với người vi phạm. Việc không tham gia tập huấn phòng cháy và chữa cháy của anh Huế, chỉ bị xử phạt hành chính như quy định nói trên chứ không phải là căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự khi sự kiện cháy xảy ra.
Luật sư Phạm Hải Long nhận định, việc tập huấn về phòng cháy và chữa cháy là rất quan trọng. Do vậy, trường hợp chưa được tham gia tập huấn, người dân cũng cần tự trang bị các kiến thức về phòng cháy và chữa cháy, phương tiện chữa cháy, phương án thoát nạn... để đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của bản thân cũng như của những người xung quanh.