Nhiều doanh nghiệp vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán bị phạt nặng
Pháp luật quy định thế nào về hủy tư cách công ty đại chúng? Hủy tư cách công ty đại chúng của CTCP VT Vạn Xuân Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt doanh nghiệp bán chui cổ phiếu quỹ |
Cá nhân duy nhất bị phạt là ông Lại Trung Dũng (Hà Nội) vì mua cổ phiếu TEL (Công ty cổ phần Phát triển công trình Viễn thông) nhưng không đăng ký chào mua công khai.
Ông Dũng là cổ đông lớn của TEL. Ngày 7/7/2021, ông Dũng mua 83.400 cổ phiếu TEL dẫn đến số lượng nắm giữ sau khi giao dịch là 1,3 triệu cổ phiếu tương ứng tỷ lệ 26,287% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của TEL nhưng không đăng ký chào mua công khai.
Với vi phạm trên, ông Dũng bị phạt 100 triệu đồng, buộc từ bỏ quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được ủy quyền trên số cổ phần có được từ hành vi vi phạm.
Đồng thời, ông Dũng bị buộc bán cổ phiếu để giảm tỷ lệ nắm giữ xuống dưới mức phải chào mua công khai đối với hành vi vi phạm,trong thời hạn tối đa 6 tháng kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành (19/4/2023).
Ảnh minh họa. |
Ngoài cá nhân trên, tuần qua còn có 4 doanh nghiệp bị xử phạt. Công ty Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài gòn bị phạt 85 triệu đồng vì không báo cáo các tài liệu theo quy định: Báo cáo tài chính cả 4 quý năm 2021, năm 2022; báo cáo tài chính soát xét 6 tháng năm 2021, 2022; Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021, năm 2022; văn bản giải trình của công ty đối với ý kiến ngoại trừ của tổ chức kiểm toán tại Báo cáo tài chính năm 2020, năm 2021 đã được kiểm toán; báo cáo không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật các tài liệu: Báo cáo tài chính năm 2020, năm 2021 đã được kiểm toán.
Công ty cổ phần Cấp thoát nước Lạng Sơn (NLS) bị phạt tổng cộng 160 triệu đồng vì nhiều lỗi vi phạm. Trong đó, 85 triệu đồng là tiền phạt cho hành vi không công bố các tài liệu theo quy định: Nghị quyết số 03/NQ-HĐQT ngày 06/5/2021 về việc thay thế người đại diện theo pháp luật (bổ sung ông Đào Nam Phong là người đại diện theo pháp luật); công bố thông tin không đúng thời hạn với giải trình ý kiến kiểm toán ngoại trừ trên báo cáo kiểm toán, báo cáo tài chính năm 2021.
Ngoài ra, Công ty cổ phần Cấp thoát nước Lạng Sơn bị phạt 15 triệu đồng vì không bổ nhiệm người phụ trách quản trị công ty; 60 triệu đồng vì công bố thông tin không đầy đủ nội dung theo quy định pháp luật (các tài liệu gồm: Báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2021 không đầy đủ nội dung, cụ thể: Báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2021 không trình bày giao dịch giữa Công ty với cổ đông lớn là Công ty cổ phần Quốc tế Sơn Hà đã trình bày tại mục VII.1b Báo cáo tài chính năm 2021).
Công ty cổ phần Mía đường Cần Thơ bị phạt 85 triệu đồng vì không công bố nhiều tài liệu: Báo cáo tài chính quý, báo cáo tài chính soát xét 6 tháng đầu năm, báo cáo thường niên cho năm tài chính, báo cáo tình hình quản trị công ty… trong một số giai đoạn của năm 2021 - 2022.
Công ty cũng báo cáo không đúng thời hạn các tài liệu: Báo cáo tài chính riêng và hợp nhất cho năm tài chính kết thúc vào ngày 30/6/2021 và ngày 30/6/2022 đã được kiểm toán, Báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2021.
Công ty Cổ phần Licogi 166 (LCS) bị phạt 85 triệu đồng vì không công bố các tài liệu: Báo cáo tài chính bán niên năm 2021 đã soát xét, báo cáo tài chính quý 4/2021, báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2021, báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021, báo cáo thường niên năm 2021, báo cáo tài chính quý I/2022, báo cáo tài chính quý II/2022, báo cáo tình hình quản trị công ty 6 tháng đầu năm 2022, báo cáo tài chính bán niên 2022 đã soát xét, báo cáo tài chính quý III/2022, báo cáo tài chính quý IV/2022, báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2022 và báo cáo tài chính năm 2022 đã kiểm toán.
Licogi 166 cũng công bố thông tin không đúng thời hạn với báo cáo thường niên năm 2020, báo cáo tài chính quý I/2021, báo cáo tài chính quý III/2021.