Người dân có bắt buộc phải đăng ký tài khoản định danh điện tử không?
Hướng dẫn định danh, xác thực người ký hợp đồng điện tử bằng CCCD gắn chip Sổ hộ khẩu cũ có bị thu hồi sau khi Luật Cư trú năm 2020 có hiệu lực? |
Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06), Bộ Công an thông tin, theo quy định tại Điều 11 Nghị định 59/2022, đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử bao gồm công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên; đối với công dân Việt Nam là người chưa đủ 14 tuổi hoặc là người được giám hộ được đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
Người nước ngoài từ đủ 14 tuổi trở lên nhập cảnh vào Việt Nam; đối với người nước ngoài là người chưa đủ 14 tuổi hoặc là người được giám hộ được đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ. Cơ quan, tổ chức được thành lập hoặc đăng ký hoạt động tại Việt Nam.
Như vậy, việc đăng ký tài khoản định danh điện tử hiện nay chưa bắt buộc, người dân chưa làm tài khoản định danh điện tử sẽ không bị phạt.
![]() |
Cán bộ Công an hướng dẫn người dân đăng ký tài khoản định danh điện tử. |
Dù không bắt buộc công dân phải đăng ký tài khoản định danh điện tử nhưng Bộ Công an khuyến khích người dân nên làm vì các tiện ích của nó. Cụ thể, theo khoản 1 Điều 31 Nghị định 59/2022/NĐ-CP thì đối với chủ thể danh tính điện tử là cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam không phải thanh toán chi phí đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử và chi phí sử dụng tài khoản định danh điện tử do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập.
Bên cạnh đó, công dân có thể tra cứu một số thông tin cá nhân hay sử dụng tài khoản định danh điện tử thay cho Căn cước công dân, thẻ bảo hiểm y tế, giấy phép lái xe.
Theo quy định tại khoản 5 Điều 13 Nghị định 59/2022/NĐ-CP thì việc sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 được tạo lập bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử đối với chủ thể danh tính điện tử là công dân Việt Nam có giá trị tương đương như việc sử dụng thẻ Căn cước công dân trong thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình thẻ căn cước công dân.
Tài khoản định danh điện tử có giá trị cung cấp thông tin trong các loại giấy tờ của công dân đã được đồng bộ vào tài khoản định danh điện tử để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối chiếu khi thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình giấy tờ đó.
Ngoài ra, tài khoản định danh điện tử còn thay cho thẻ bảo hiểm y tế. Theo đó, công dân có thể sử dụng khi khám chữa bệnh, thanh toán bảo hiểm, không cần trình thẻ bảo hiểm y tế truyền thống.
Bên cạnh đó, tài khoản định danh điện tử còn thay cho thông tin đăng ký xe, giấy phép lái xe. Cụ thể, người dân và cơ quan chức năng có thể sử dụng khi thực hiện các thủ tục liên quan đến cấp mới, cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe.
L.T
Tin khác

Hà Nội: Nhiều bệnh nhân mắc bệnh nan y được Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả tiền tỷ

Cần cân nhắc đề xuất xây dựng lực lượng phòng không nhân dân trong doanh nghiệp

Từ 5/2: 4 nhóm đối tượng được miễn lệ phí đăng ký thường trú, tạm trú

Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện năm 2023

Tuổi nghỉ hưu của người lao động theo quy định mới
Có thể bạn quan tâm

Dự kiến quy định về chế độ nhuận bút, thù lao phổ biến pháp luật trên mạng xã hội

Nộp hồ sơ trực tuyến nhưng người dân phải trực tiếp ký Sổ/Giấy đăng ký kết hôn

Hà Nội: Nhiều bệnh nhân mắc bệnh nan y được Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả tiền tỷ

Cần cân nhắc đề xuất xây dựng lực lượng phòng không nhân dân trong doanh nghiệp

Từ 5/2: 4 nhóm đối tượng được miễn lệ phí đăng ký thường trú, tạm trú

Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện năm 2023

Tuổi nghỉ hưu của người lao động theo quy định mới

Từ tháng 1/2023: 4 chính sách về bảo hiểm y tế sẽ có hiệu lực

Hà Nội yêu cầu người đứng đầu cấp, ngành đối thoại về thủ tục hành chính ít nhất 6 tháng/lần

Học sinh, sinh viên gia hạn thẻ bảo hiểm y tế ở đâu?

Người dân có bắt buộc phải đăng ký tài khoản định danh điện tử không?

Quy định về việc trả lương cho người lao động trong ngày nghỉ Tết

Infographic: Những trường hợp mắc bệnh được hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Từ 22/2, chỉ còn 3 loại công việc ký hợp đồng lao động trong cơ quan Nhà nước
