Đề xuất thêm nguồn hỗ trợ kinh tế cho người cao tuổi không có lương hưu
Từ 1-7-2023: Nhóm lao động nào được tăng lương hưu? Những chính sách về tuổi nghỉ hưu, lương hưu áp dụng từ năm 2023 Năm 2023: Áp dụng hàng loạt chính sách mới về tuổi nghỉ hưu, lương hưu |
Theo đó, cơ quan soạn thảo đề xuất bổ sung quy định công dân Việt Nam từ đủ 80 tuổi trở lên mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng khác thì sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội do ngân sách Nhà nước đảm bảo.
Mức trợ cấp xã hội hằng tháng bằng 500 nghìn đồng/người/tháng. Ngoài ra, người đang hưởng trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế. Người đang hưởng trợ cấp hưu trí xã hội chết thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng với mức 10 triệu đồng.
Chính phủ quy định việc điều chỉnh mức trợ cấp trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế phù hợp với ngân sách Nhà nước.
Đối với người đủ 60 tuổi trở lên và đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật không đủ điều kiện hưởng lương hưu, và chưa đủ điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí xã hội mà có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, nếu có nguyện vọng thì sẽ được hưởng trợ cấp hằng tháng trong khoảng thời gian trước khi đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
![]() |
Ảnh minh họa |
Thời gian hưởng, mức trợ cấp hằng tháng tùy thuộc vào tổng thời gian đóng, căn cứ tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động. Mức trợ cấp hằng tháng được tính bằng mức trợ cấp hưu trí xã hội 500 nghìn đồng/người/tháng.
Trường hợp tính mức trợ cấp hằng tháng bằng mức trợ cấp hưu trí xã hội cho khoảng thời gian từ khi đủ tuổi nghỉ hưu đến khi đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, mà vẫn chưa hết tổng số tiền tính thời gian đóng, căn cứ tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động, thì sẽ tính để người lao động được hưởng trợ cấp hằng tháng với mức cao hơn.
Trường hợp người lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng mà chết thì thân nhân của người lao động được hưởng trợ cấp một lần cho những tháng chưa được nhận và được hưởng trợ cấp mai táng nếu đủ điều kiện quy định. Trong thời gian hưởng trợ cấp hằng tháng, người lao động được hưởng bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước đảm bảo.
Theo số liệu thống kê, hiện nay số người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, trợ cấp xã hội hằng tháng đối với người cao tuổi là hơn 5,1 triệu người, mới chỉ chiếm 35% so với số người sau độ tuổi nghỉ hưu. Trong đó, số người hưởng trợ cấp hưu trí xã hội (trợ cấp xã hội hằng tháng đối với người cao tuổi) là hơn 1,8 triệu người.
Cơ quan soạn thảo đánh giá, theo quy định của pháp luật hiện hành, độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội khá cao (80 tuổi), thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tối thiểu để hưởng lương hưu khá dài (20 năm) dẫn đến nhiều người không tích lũy đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đủ điều kiện hưởng lương hưu, và cũng chưa đủ điều kiện về tuổi để được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
Tổ chức Lao động quốc tế cũng dự báo, nếu không có sự hỗ trợ tích cực từ ngân sách Nhà nước thì đến năm 2030, Việt Nam sẽ có trên 16 triệu người cao tuổi không có lương hưu do tốc độ già hóa xảy ra nhanh hơn cả tốc độ phát triển của nền kinh tế.
Đánh giá tác động, cơ quan soạn thảo cho rằng, theo đề xuất tại dự thảo Luật, mức trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng đối với người cao tuổi từ 80 tuổi trở lên mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội được nâng từ 360 nghìn đồng/người/tháng lên 500 nghìn đồng thì kinh phí phát sinh thêm ước tính vào khoảng hơn 2,2 nghìn tỷ đồng/năm.
Số này chưa bao gồm kinh phí phát sinh khi mua thẻ bảo hiểm y tế, việc gia tăng đối tượng thuộc diện được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội hằng năm, việc điều chỉnh mức hưởng trợ cấp hưu trí xã hội trong trường hợp thực hiện điều chỉnh như đối với việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng như hiện hành.
Đáng lưu ý là hiện nay kinh phí chỉ trả trợ giúp cho người cao tuổi từ 80 tuổi trở lên mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do ngân sách địa phương đảm bảo, nên đối với một số địa phương có ngân sách còn khó khăn thì cần phải có thêm sự hỗ trợ từ ngân sách Trung ương.
Song việc nâng mức trợ cấp này sẽ giúp cho những người 80 tuổi trở lên không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng khác có thêm hỗ trợ về kinh tế để cải thiện cuộc sống.
Ước tính hiện có khoảng 1,2 triệu người cao tuổi từ 80 tuổi trở lên mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng khác đang hưởng trợ cấp xã hội. Điều này có nghĩa khoảng 1,2 triệu người cao tuổi nói trên được nâng mức hưởng trợ cấp hằng tháng, có sự cải thiện về kinh tế hơn.
Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) được lấy ý kiến đến tháng 4, dự kiến trình Chính phủ vào tháng 6, trình Quốc hội thảo luận cho ý kiến tại kỳ họp Quốc hội tháng 10/2023, thông qua tại kỳ họp tháng 5/2024, có hiệu lực từ 1/1/2025. |
Tin khác

Những điểm mới về nghĩa vụ quân sự từ 1/7: Người dân cần lưu ý điều gì?

Từ 1/7/2025: Người tham gia BHXH tự nguyện được hỗ trợ từ 20-50% mức đóng

Từ 1/7: Hàng loạt luật mới chính thức có hiệu lực - Tác động sâu rộng đời sống người dân

Đề xuất vi phạm chương trình đào tạo có thể bị đình chỉ hoạt động từ 12 đến 18 tháng

Từ 1/7, đơn vị phải nộp đủ tiền BHXH chậm đóng và xác nhận bổ sung quá trình cho người lao động
Có thể bạn quan tâm

Tăng cường số hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội

Mở rộng quyền lợi bảo hiểm y tế, nhiều đối tượng được thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh

Những điểm mới về nghĩa vụ quân sự từ 1/7: Người dân cần lưu ý điều gì?

Từ 1/7/2025: Người tham gia BHXH tự nguyện được hỗ trợ từ 20-50% mức đóng

Từ 1/7: Hàng loạt luật mới chính thức có hiệu lực - Tác động sâu rộng đời sống người dân

Đề xuất vi phạm chương trình đào tạo có thể bị đình chỉ hoạt động từ 12 đến 18 tháng

Từ 1/7, đơn vị phải nộp đủ tiền BHXH chậm đóng và xác nhận bổ sung quá trình cho người lao động

Chính thức miễn, hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông từ năm học 2025-2026

Chính sách công nghiệp hiện đại tạo động lực bứt phá cho khu vực tư nhân

Cán bộ, công chức được thanh toán tiền khi không nghỉ hết ngày phép năm: “Làm nhiều hưởng nhiều” chính thức vào Luật

Tập trung vào 4 nhóm đối tượng cần ưu tiên giải quyết chính sách trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

Từ 1/7, thêm bốn nhóm đối tượng được cấp miễn phí bảo hiểm y tế

Từ 1/7: Người lao động theo hợp đồng không chính thức bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội

Từ 1/1/2026, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa là 1% lương tháng
