Cựu Đại tá Phùng Anh Lê phủ nhận việc nhận tiền thả người
Xét xử cựu Đại tá Phùng Anh Lê : Bị cáo đề nghị đổi kiểm sát viên Sắp xét xử cựu Đại tá Phùng Anh Lê |
Chiều 12/8, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục tiến hành xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Phùng Anh Lê (cựu đại tá, nguyên Trưởng công an quận Tây Hồ, Hà Nội) về tội "Nhận hối lộ".
Hầu tòa cùng bị cáo Phùng Anh Lê còn có các bị cáo là cựu cán bộ thuộc Công an quận Tây Hồ, gồm Nguyễn Đức Châu (cựu Đội trưởng Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội); Vũ Công Ngọc (cựu Phó đội trưởng Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội) và Lê Đình Trung (cựu Phó đội trưởng Đội Cảnh sát thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp).
Là người đầu tiên trả lời thẩm vấn trước Hội đồng xét xử, bị cáo Lê Đình Trung cho biết, khuya 22/9/2016, bị cáo được phân công trực chỉ huy khu vực nhà tạm giữ. Khoảng 1h ngày 23/9, bị cáo Vũ Công Ngọc gọi Trung ra ngoài sân.
![]() |
Các bị cáo tại Tòa. |
"Anh Ngọc nói rằng ông Phùng Anh Lê chỉ đạo thả Nguyễn Hữu Tài. Tôi hỏi quyết định đâu thì Ngọc nói sếp chỉ đạo, rồi gọi cho anh Lê và mở loa ngoài điện thoại", bị cáo Trung thuật lại. Qua điện thoại, Trung nghe Phùng Anh Lê nói: “Anh Lê đây, em lấy thằng Tài để cho Ngọc đưa về đội”.
Sau khi nghe chỉ đạo bằng miệng từ ông Lê, Trung đã báo cáo với ông Lê Sinh Hùng, Phó trưởng Công an quận Tây Hồ, là người phụ trách các công việc tại nhà tạm giữ. Rạng sáng ngày 23/9, Trung và đồng nghiệp dẫn Nguyễn Hữu Tài ra khỏi nhà tạm giữ để bàn giao cho Vũ Công Ngọc.
Về phía bị cáo Vũ Công Ngọc, bị cáo này khai, khi Công an tạm giữ Tài, bị cáo đã mang hồ sơ vụ việc đến phòng ông Lê. Xem xong biên bản ghi lời khai, đơn đầu thú và bản tự kiểm điểm của Tài, ông Lê nói rằng việc tạm giữ Tài không có căn cứ. Sau đó bị cáo này đã cố gắng trình bày rằng việc thả Tài là không đúng quy định pháp luật và phải cần có quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ. Tuy nhiên, ông Lê vẫn chỉ đạo Ngọc đến nhà tạm giữ để đưa Tài ra ngoài.
Được gọi đối chất, Phan Tất Hùng đồng tình với những lời khai của Vũ Công Ngọc và cho biết sau khi mang hồ sơ đến phòng ông Thắng, nhóm cán bộ Công an quận ngồi lại đó khoảng một giờ rồi mới ra về.
Sau khi các bị cáo rời bục khai báo, Hội đồng xét xử thẩm vấn các nhân chứng và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Chị Hiền (vợ Nguyễn Hữu Tài) thừa nhận đưa tiền cho ông Phùng Văn Bảy (chú họ của ông Lê) nhờ “giúp đỡ”. Còn ông Bảy thừa nhận cầm tiền của người thân Nguyễn Hữu Tài đưa cho ông Lê tại phòng làm việc của ông này.
![]() |
Bị cáo Lê Đình Trung. |
Bị cáo Phùng Anh Lê, sau khi được dẫn giải vào phòng xét xử, bị cáo đã phủ nhận tất cả các lời khai của thuộc cấp. Bị cáo Lê cho rằng, Ngọc và Trung khai như vậy là do cay cú, tư thù. Bị cáo Lê vẫn khăng khăng cho rằng mình bị cấp dưới cố tình đổ trách nhiệm để họ được nhẹ tội.
Trước sự lời khai của ông Lê, Hội đồng xét xử đã hỏi lại các bị cáo Ngọc và Trung. Hai bị cáo vẫn giữ nguyên lời khai ban đầu và khẳng định có việc ông Lê chỉ đạo để thả người trái pháp luật là đối tượng Nguyễn Hữu Tài.
Theo cáo trạng, năm 2016, anh Nguyễn Công Thành (ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đến Công an phường Yên Phụ (quận Tây Hồ) tố cáo một nhóm người bắt giữ anh Thành trái pháp luật rồi hành hung. Sau đó, Nguyễn Hữu Tài cùng một số đồng phạm ra đầu thú do liên quan đến sự việc trình báo trên.
Quá trình điều tra, Công an quận Tây Hồ tạm giữ Tài 4 ngày. Sau khi Tài bị tạm giữ, người thân của Tài đã tìm đến ông Phùng Văn Bảy, là người có quan hệ họ hàng với Phùng Anh Lê để nhờ giải quyết. Do nể bạn bè, ông Bảy nhận lời và gọi điện thoại cho Phùng Anh Lê nói sự việc, đồng thời đặt vấn đề nhờ giúp.
Cáo trạng nêu rõ: “Phùng Anh Lê đồng ý giúp cho hòa giải nhưng yêu cầu phải đưa cho Lê 110 triệu đồng để bồi thường cho bị hại. Ông Bảy thông báo lại để gia đình chuẩn bị số tiền này”. Sau khi người nhà của Tài chuẩn bị tiền, ông Bảy đi đến trụ sở Công an quận Tây Hồ, và đưa tiền cho Lê.
Theo xác minh của cơ quan chức năng, sau khi nhận tiền, ông Lê đã yêu cầu cấp dưới thả người.
Tin khác

Hưng Yên: Khởi tố vụ án vụ cháy xưởng tái chế khiến 5 người tử vong

Xử phạt hàng loạt cơ sở vi phạm kinh doanh nước mắm không rõ nguồn gốc và hàng giả mạo nhãn hiệu

Cơ quan Công an phong tỏa, khám xét nhiều địa điểm liên quan đến Vi “ngộ”

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo đầu tư tài chính trên không gian mạng

Khởi tố vụ thí sinh dùng camera siêu nhỏ truyền nội dung đề thi ra ngoài nhờ cứu trợ môn Văn
Có thể bạn quan tâm

Hải quan triệt phá hàng loạt vụ buôn lậu thuốc lá điếu, thu giữ hơn 1,3 triệu bao trị giá hơn 65 tỷ đồng

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới liên quan đến địa giới hành chính

Hưng Yên: Khởi tố vụ án vụ cháy xưởng tái chế khiến 5 người tử vong

Xử phạt hàng loạt cơ sở vi phạm kinh doanh nước mắm không rõ nguồn gốc và hàng giả mạo nhãn hiệu

Cơ quan Công an phong tỏa, khám xét nhiều địa điểm liên quan đến Vi “ngộ”

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo đầu tư tài chính trên không gian mạng

Khởi tố vụ thí sinh dùng camera siêu nhỏ truyền nội dung đề thi ra ngoài nhờ cứu trợ môn Văn

Xe máy vào cao tốc: Vi phạm Luật giao thông, đánh đổi bằng cả tính mạng

Cán bộ Phòng Cảnh sát PCCC Bắc Ninh gây tai nạn liên hoàn, vi phạm nồng độ cồn vượt kịch khung

Triệt phá đường dây vận chuyển cần sa xuyên biên giới, thu giữ gần 32kg ma túy

Triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán "dầu thực vật giả" quy mô lớn tại Việt Nam

Nghe điện thoại từ “công an rởm”, nam sinh viên mất hơn 7 tỷ đồng: Lỗ hổng nhận thức đáng báo động

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo tinh vi trong mua bán vàng miếng

Trịnh Văn Quyết bị tuyên 7 năm tù và 4 tỉ đồng tiền phạt
