Buôn bán thuốc lá điện tử có thể thể bị phạt tù tới 15 năm
Để công tác chống buôn lậu gian lận thương mại những tháng cuối năm được tốt hơn Hà Nội: Nữ sinh 20 tuổi hôn mê sâu sau khi hút thuốc lá điện tử có chứa ma túy |
Theo các chuyên gia y tế, thành phần chính trong thuốc lá điện tử là chất nicotine, đây là chất có khả năng gây nghiện cao tương tự như ma tuý. Độ nặng của thuốc lá điện tử dựa trên hàm lượng nicotine trong dung dịch.
Ngoài ra, trong thuốc lá điện tử có rất nhiều các thành phần chất tạo mùi, tạo khói, tạo hơi, thậm chí cả ma túy và các thành phần phụ gia khác… Các tạp chất này khi đốt cháy có thể gây ung thư, tổn thương phổi, gây nên tình trạng nhiễm độc có thể khiến người sử dụng tử vong trong thời gian ngắn.
Thực tế cho thấy, thời gian qua, đã xảy ra nhiều vụ việc đáng tiếc liên quan đến sử dụng thuốc lá điện tử. Số ca bị ngộ độc, sức khỏe bị ảnh hưởng xấu thậm chí tử vong do sử dụng thuốc lá điện tử ngày càng gia tăng. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do tinh chất bơm trong thuốc lá điện tử được nhập lậu, làm giả, không đảm bảo chất lượng.
Buôn bán thuốc lá điện tử có thể thể bị xử lý hình sự phạt tù tới 15 năm |
Lực lượng chức năng cũng đã quyết liệt vào cuộc xử lý nghiêm những cơ sở kinh doanh mua bán nhập lậu thuốc lá điện tử.
Đơn cử như ngày 18/9, Công an quận Hà Đông (Hà Nội) phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 11 - Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra cơ sở kinh doanh tại địa chỉ: Tổ 19 phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, do Lê Hải Hà (sinh năm 1993; trú tại phường Khương Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội) làm chủ.
Kết quả, đoàn kiểm tra tạm giữ 320 tẩu thuốc lá điện tử thành phẩm; 1.800 chiếc vỏ thân tẩu thuốc; 1.800 chiếc nắp tẩu thuốc; 1.800 chiếc bông thâm tinh dầu; 2 lít tinh dầu; 1 kg túi nilon; 1.200 chiếc vỏ hộp; 1 dụng cụ hàn màng co; 1 dụng cụ bơm tinh dầu...
Cơ quan chức năng xác định cơ sở này không đăng ký kinh doanh; có dấu hiệu sản xuất hàng hóa giả mạo nguồn gốc xuất xứ; kinh doanh hàng hóa ko rõ nguồn gốc xuất xứ.
Tại Khoản 2, Điều 3, Nghị định 67/2013/NĐ-CP quy định thuốc lá là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hay một phần nguyên liệu thuốc lá; được chế biến dưới dạng thuốc điếu, xì gà, thuốc lá sợi dùng để hút tẩu và các dạng sản phẩm khác dùng để hút, nhai, ngửi.
Dưới góc độ pháp lý, luật sư Phạm Hải Long (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) cho rằng, thuốc lá điện tử về được xem là một sản phẩm thuốc lá. Do vậy đơn vị, cá nhân kinh doanh thuốc lá điện tử cần đáp ứng điều kiện như khi kinh doanh thuốc lá (theo Khoản 3, Điều 26, Nghị định 67/2013).
Theo Điều 6, Nghị định 98/2020/NĐ-CP, mức phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng sẽ bị dụng với trường hợp buôn bán thuốc lá điện tử không có giấy phép kinh doanh; Giấy phép đã hết hiệu lực; Không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh; Sử dụng giấy phép của người khác…
Cũng theo luật sư Long, mua bán thuốc lá điện tử nhập lậu là hành vi buôn bán hàng cấm. Người có hành vi này có thể bị xử lý hình sự về Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm theo Điều 190 Bộ luật Hình sự 2015.
Theo đó, người có hành vi buôn bán thuốc lá điện tử nhập lậu có thể bị xử lý hình sự với mức phạt tù cao nhất lên đến 15 năm. Pháp nhân vi phạm có thể bị phạt tiền tới 200 triệu đồng.