Ban hành quy định về công tác kiểm tra của Bộ GD&ĐT
Sớm áp dụng chính sách học phí theo hướng tính đúng, tính đủ Bỏ sổ hộ khẩu giấy trong các thủ tục hành chính của ngành Giáo dục Hà Nội: Xem xét mức trần học phí cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao |
Bộ GD&ĐT vừa ban hành Quyết định số 1489/QĐ-BGDĐT ban hành Quy định về công tác kiểm tra của Bộ GD&ĐT.
Theo đó, mục đích hoạt động kiểm tra nhằm kịp thời nắm bắt thông tin việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao của đối tượng kiểm tra; phòng ngừa vi phạm, xử lý vi phạm (nếu có); phát hiện hạn chế, bất cập trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền có giải pháp, biện pháp khắc phục; giúp đối tượng kiểm tra thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Đồng thời phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Hoạt động kiểm tra được thực hiện trên nguyên tắc khách quan, công bằng, minh bạch, dân chủ, kịp thời, chính xác, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định. (Ảnh minh họa) |
Hoạt động kiểm tra được thực hiện trên nguyên tắc khách quan, công bằng, minh bạch, dân chủ, kịp thời, chính xác, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định; không trùng lặp, chồng chéo về nội dung, đối tượng, thời gian giữa các đoàn thành tra, kiểm tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng kiểm tra. Việc tiến hành kiểm tra được thực hiện trên cơ sở quyết định kiểm tra của người có thẩm quyền.
Nội dung kiểm tra gồm: Kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ GD&ĐT; việc triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT; kiểm tra việc triển khai thực hiện các kết luận, các chỉ đạo của lãnh đạo Bộ GD&ĐT; kiểm tra việc triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đối tượng kiểm tra.
Về hình thức kiểm tra: Kiểm tra theo kế hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Kiểm tra đột xuất khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hoặc do Bộ trưởng hoặc cấp có thẩm quyền giao.
Thời hạn kiểm tra là khoảng thời gian đoàn kiểm tra làm việc trực tiếp với đối tượng kiểm tra. Tùy theo hình thức, nội dung, phạm vi kiểm tra và các điều kiện bảo đảm, người ra quyết định kiểm tra xác định về thời hạn kiểm tra nhưng không quá 7 ngày làm việc. Trường hợp khác do người ra quyết định kiểm tra quyết định.
Bộ trưởng hoặc người được Bộ trưởng giao ký ban hành quyết định kiểm tra, phê duyệt kế hoạch tiến hành kiểm tra, ký thông báo kết quả kiểm tra.