Xử phạt tới 150 triệu đồng nếu cấp văn bằng, chứng chỉ nghề không đúng quy định
Infographic: 8 tháng đầu năm, Hà Nội đào tạo nghề cho gần 3.000 lao động Lương cho lao động đã qua đào tạo nghề: Tiếp tục trả cao hơn mức lương tối thiểu ít nhất 7% |
Đây là một trong những nội dung được quy định tại Nghị định số 88/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp vừa được Chính phủ ban hành ngày 26/10/2022.
Theo Nghị định 88, đối tượng áp dụng bao gồm: Cá nhân, tổ chức Việt Nam; cá nhân, tổ chức nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân là 75 triệu đồng, đối với tổ chức là 150 triệu đồng.
Cụ thể, đối với hành vi sử dụng sai tên gọi theo quyết định thành lập, cho phép thành lập, quyết định đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam để tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng.
![]() |
Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp có hiệu lực từ ngày 12/12/2022. |
Phạt tiền từ 15 - 20 triệu đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quyết định thành lập, cho phép thành lập, quyết định chia, tách, sáp nhập, giải thể, đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp, phân hiệu của trường cao đẳng, trường trung cấp, giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Về đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, nghị định quy định phạt tiền từ 50 - 60 triệu đồng đối với hành vi tự chủ quyết định mở ngành, nghề đào tạo, tự chủ quyết định liên kết đào tạo với nước ngoài, nhưng không thực hiện báo cáo điều kiện bảo đảm tự chủ hoạt động giáo dục nghề nghiệp, điều kiện tự chủ liên kết đào tạo với nước ngoài với cơ quan có thẩm quyền.
Đối với hành vi vi phạm trong tuyển sinh, tổ chức đào tạo khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, phạt tiền từ 20 - 40 triệu đồng đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, doanh nghiệp.
Phạt từ 40 - 60 triệu đồng đối với trường trung cấp; trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; trường của lực lượng vũ trang nhân dân và phạt tiền từ 60 - 80 triệu đồng đối với trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học đào tạo chuyên môn đặc thù.
Phạt tiền từ 80 - 100 triệu đồng đối với hành vi tự chủ quyết định mở ngành, nghề đào tạo, tự chủ quyết định liên kết đào tạo với nước ngoài khi không đủ điều kiện tự chủ quyết định mở ngành, nghề đào tạo, tự chủ quyết định liên kết đào tạo với nước ngoài.
Đáng chú ý, Nghị định 88 xử phạt nặng nhất với hành vi vi phạm quy định về quản lý và cấp phát văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp.
Theo đó, phạt tiền đối với hành vi cấp văn bằng, chứng chỉ cho người học không đúng tên ngành, nghề đào tạo hoặc ngành, nghề đào tạo không được cấp trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài; ngành, nghề đào tạo không có tên trong quyết định tự chủ mở ngành, nghề đào tạo, quyết định tự chủ liên kết đào tạo với nước ngoài; cấp văn bằng, chứng chỉ cho người học không đủ điều kiện tốt nghiệp theo quy định sẽ bị xử phạt từ 40 - 150 triệu đồng.
Ngoài xử phạt hành chính, hình thức xử phạt bổ sung với hành vi này là tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp có thời hạn từ 3 - 6 tháng; đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp có thời hạn từ 6 - 18 tháng.
Bên cạnh đó, Nghị định số 88 cũng quy định, xử phạt 5 - 10 triệu đồng đối với nhà giáo, người dạy khi có hành vi kỷ luật người học không đúng quy định; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người học; phạt từ 10 - 15 triệu đồng đối với vi phạm quy định về chính sách đối với người học.
Biện pháp khắc phục là buộc hủy bỏ quyết định kỷ luật và khôi phục quyền học tập của người học; buộc xin lỗi công khai người học bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể; buộc thực hiện đúng chính sách đối với người học đối với hành vi vi phạm quy định nêu trên.
Nghị định số 88/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 12/12/2022.
Tin khác

Cảnh báo về trang web giả mạo Tổng đài chăm sóc khách hàng ngành Điện

Nam shipper bị hành hung giữa phố Hà Nội

Nhờ "chạy án", 3 cựu cán bộ công an mất hơn 2,1 tỷ đồng

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt nhiều doanh nghiệp

Cặp vợ chồng dược sĩ cầm đầu đường dây sản xuất 100 tấn thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả
Có thể bạn quan tâm

Khởi tố vụ vận chuyển 40.000 viên ma túy từ Lào vào Việt Nam

Tiến hành khám xét nơi ở của hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên

Mở đợt cao điểm chống buôn lậu thuốc, hàng giả trong lĩnh vực y tế

Chủ thương hiệu hoạt huyết Nhất Nhất bị phạt 200 triệu đồng

Cảnh báo về trang web giả mạo Tổng đài chăm sóc khách hàng ngành Điện

Nam shipper bị hành hung giữa phố Hà Nội

Nhờ "chạy án", 3 cựu cán bộ công an mất hơn 2,1 tỷ đồng

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt nhiều doanh nghiệp

Cặp vợ chồng dược sĩ cầm đầu đường dây sản xuất 100 tấn thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả

Triệt phá vụ vận chuyển 38 bánh ma túy qua biên giới Nam Giang

Công an Hà Nội triệt phá ổ nhóm sản xuất 100 tấn tân dược và thực phẩm chức năng giả

Phá 2 đường dây buôn lậu bình ắc quy và phụ tùng xe điện quy mô hàng trăm tỷ đồng

Hà Nội: Nộp ngân sách hơn 40,7 tỷ đồng từ xử lý vi phạm thị trường trong 4 tháng

Xét xử phúc thẩm cựu Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân
