Vụ buôn lậu gần 200 triệu lít xăng dầu:

Đề nghị mức án chung thân đối với cựu Đại tá nhận hối lộ để "bảo kê" cho buôn lậu

Pháp luật 21:48 | 14/07/2022
(LĐ&PL) Tại phiên xét xử, bị cáo Nguyễn Thế Anh (cựu Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang) một mực kêu oan, không thừa nhận việc đã nhận hối lộ từ ông "trùm" buôn lậu xăng dầu.
Xét xử vụ cựu tư Lệnh Cảnh sát Biển nhận hối lộ: "Trùm" buôn lậu xăng dầu vắng mặt. Ngăn chặn hành vi lợi dụng thương mại điện tử để buôn lậu, gian lận thương mại Bắt khẩn cấp “bà trùm” khóa lậu

Sáng 14/7, phiên xét xử 14 bị cáo là các cựu sĩ quan Cảnh sát biển, Biên phòng, Cảnh sát giao thông trong vụ án “Buôn lậu”, “Nhận hối lộ”, “Tổ chức người đi nước ngoài trái phép” và “Không tố giác tội phạm”, tiếp tục xét hỏi và luận tội.

Bản luận tội của Viện Kiểm sát Quân sự cũng nêu rõ, đây là vụ án có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, hầu hết các bị cáo trong vụ án đều có chức vụ cao trong lực lượng quân đội và công an, được giao chức năng, nhiệm vụ đấu tranh phòng chống vi phạm, tội phạm nói chung và chống buôn lậu nói riêng.

Nhưng vì động cơ vụ lợi, lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao, các bị cáo này đã nhận tiền hối lộ của Hữu để giúp đỡ, bao che và "bảo kê" cho hoạt động vi phạm pháp luật, giúp nhiều tàu của Hữu buôn lậu xăng trót lọt, không bị phát hiện, bắt giữ và xử lý.

Đề nghị mức án chung thân đối với cựu Đại tá nhận hối lộ để
Bị cáo Nguyễn Thế Anh. (Ảnh: TTQS)

Hành vi của các bị cáo đã xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, trật tự quản lý hành chính, sự đúng đắn trong hoạt động phòng, chống buôn lậu của cơ quan Nhà nước, gây mất trật tự, an toàn xã hội, làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của Quân đội và lực lượng thi hành công vụ.

Đồng thời, đại diện Viện Kiểm sát khẳng định, nội dung cáo trạng của Viện Kiểm sát quân sự Trung ương truy tố các bị cáo là đúng người đúng tội, đúng pháp luật.

Các bị cáo là cựu sĩ quan quân đội trước khi phạm tội đều có nhân thân tốt, nhưng vì cám dỗ, vụ lợi, đã tiếp tay hoặc làm ngơ cho các đối tượng buôn lậu xăng hoạt động, cần phải xử lý nghiêm minh để giáo dục các bị cáo và răn đe cho người khác.

Cụ thể, Viện Kiểm sát cho biết, cựu Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 Lê Văn Minh thừa nhận cáo buộc nhận tiền hối lộ từ Phan Thanh Hữu (trùm buôn lậu xăng dầu) thông qua vợ mình và con gái. Quá trình tố tụng, bị cáo Minh khai không biết cụ thể số tiền mà Hữu đã chuyển. Song, Viện Kiểm sát có đủ tài liệu cho thấy từ 12/2019 đến 1/2021, bị cáo Lê Văn Minh đã trực tiếp và thông qua vợ, con gái nhận của Hữu 6,9 tỷ đồng.

Đối với cựu Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 Lê Xuân Thanh, Viện Kiểm sát cáo buộc thông qua bị cáo Lê Văn Minh, Phan Thanh Hữu đến gặp, làm quen và nhờ bị cáo Thanh giúp đỡ cho các tàu Nhật Minh chở xăng dầu lậu để không bị bắt giữ. Sau đó, bị cáo Thanh cung cấp số điện thoại của vợ là Phan Thị Xuân cho Phan Thanh Hữu để từ đó, trùm buôn lậu chuyển tiền hối lộ.

Căn cứ hồ sơ vụ án và diễn biến phiên tòa, Viện Kiểm sát có đủ chứng cứ xác định vì động cơ vụ lợi, bị cáo Lê Xuân Thanh đã nhận của Phan Thanh Hữu 1,8 tỷ đồng. Từ đó, tạo điều kiện cho Phan Thanh Hữu vận chuyển xăng lậu trong thời gian dài, tần suất nhiều chuyến mỗi tháng mà không bị xử lý. Trong vụ án, bị cáo Phan Thị Xuân giữ vai trò đồng phạm với chồng.

Đến nay, Viện Kiểm sát ghi nhận 2 bị cáo cựu Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển đã cùng người thân khắc phục toàn bộ khoản tiền mà họ bị cáo buộc nhận hối lộ.

Đề nghị mức án chung thân đối với cựu Đại tá nhận hối lộ để
Một số bị cáo tại phiên xét xử. (Ảnh: TTQS)

Cơ quan công tố quân sự cũng cho rằng, bị cáo Phùng Danh Thoại (cựu Trưởng phòng Xăng dầu thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển) ngay từ khi bị cơ quan điều tra triệu tập đã viết đơn tự thú và khai toàn bộ quá trình quen biết 2 trùm buôn lậu xăng dầu Phan Thanh Hữu, Đào Ngọc Viễn.

Đồng thời, Thoại khai thêm về việc góp vốn để tham gia đường dây buôn lậu và tự thú số tiền thu lời bất chính. Từ đó, Viện Kiểm sát xác định bị cáo Thoại thông qua mối quan hệ quen biết nên đã góp 5 tỷ đồng cùng nhóm Phan Thanh Hữu, Đào Ngọc Viễn và một số người khác để buôn lậu xăng dầu. Qua việc này, bị cáo Thoại thu lời hơn 22 tỷ đồng.

Còn đối với bị cáo Nguyễn Thế Anh (cựu đại tá, Chỉ huy trưởng Biên phòng Kiên Giang; cựu Phó Chánh văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia) nhiều lần phủ nhận tội danh, khẳng định không quen biết và chưa bao giờ nhận tiền từ ông Phan Thanh Hữu (Giám đốc Công ty TNHH TM Phan Lê Hoàng Anh). Bị cáo còn nói “bị ép cung, buộc phải nhận những gì không làm”.

Tuy nhiên, theo lập luận của Viện Kiểm sát, quá trình điều tra cũng như tại tòa, Hữu đều khẳng định từng hai lần gặp Thế Anh, đã 17 lần chi tiền hối lộ cho cựu đại tá, trong đó nhiều lần đưa cho em họ của Thế Anh là Nguyễn Văn An.

Để dẫn chứng bị cáo không oan, đại diện Viện Kiểm sát đã trích dẫn một số bút lục thể hiện bị cáo từng có lời khai tự thú nhận việc cầm tiền để “bảo kê” cho ông trùm Phan Thanh Hữu.

Ngoài ra, hồ sơ vụ án thể hiện ông “trùm” Phan Thanh Hữu có rất nhiều lời khai với cơ quan điều tra Công an tỉnh Đồng Nai và cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng về việc có quen biết và nhờ bị cáo Thế Anh giúp đỡ trong việc buôn lậu xăng.

Từ những tài liệu, chứng cứ, dữ liệu điện tử và lời khai những người liên quan đã nêu, đại diện Viện Kiểm sát khẳng định, trên cương vị Phó Chánh văn phòng thuộc Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia và Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang, Nguyễn Thế Anh đều có nhiệm vụ trong công tác phòng chống tội phạm nói chung và buôn lậu nói riêng.

Tuy nhiên, bị cáo đã lợi dụng chức vụ quyền hạn để hứa hẹn với Hữu, thông qua Nguyễn Văn An nhận tiền của Hữu với tổng số tiền 560.000 USD và 6,2 tỉ đồng, để “bảo kê” cho hoạt động buôn xăng lậu.

Sau khi Hữu và đồng phạm bị bắt giữ, để che giấu hành vi phạm tội của mình, Thế Anh gợi ý, hướng dẫn, đưa tiền cho An, thông qua các mối quan hệ tổ chức cho An trốn ra nước ngoài.

Từ đó, Viện Kiểm sát đã đề nghị mức án với bị cáo Nguyễn Thế Anh là chung thân đối với tội "Nhận hối lộ" và 1-2 năm tù về tội “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép”. Tổng hợp hình phạt đề nghị là tù chung thân.

Còn đối với các bị cáo khác Viện Kiểm sát đề nghị, phạt bị cáo Lê Văn Minh 15-17 năm tù; bị cáo Lê Xuân Thanh 15 năm tù cùng về tội “Nhận hối lộ”.

Cùng tội danh trên, Viện Kiểm sát đề nghị phạt bị cáo Phan Thị Xuân (vợ bị cáo Lê Xuân Thanh) 24-36 tháng tù treo. Bị cáo Nguyễn Văn Hùng bị đề nghị 17 năm tù. Bị cáo Phạm Văn Trên bị đề nghị 9-11 năm tù.

Các bị cáo Nguyễn Thanh Lâm bị đề nghị 10-12 năm tù; Lê Văn Phương bị đề nghị 3-4 năm tù; Lưu Thế Đức (cựu Phó đoàn trưởng Trinh sát 2) và Sơn Hoàng Ngự cùng bị đề nghị 4-5 năm tù; Nguyễn Văn An 17-18 năm tù; Phạm Hồ Hải 7-8 năm tù.

Bị cáo Cao Phước Hoài bị đề nghị mức án 6-7 tháng tù về tội Không tố giác tội phạm. Bị cáo Phùng Danh Thoại bị đề nghị 7-9 năm tù về tội “Buôn lậu”.

Lê Thắm
Link gốc:

Tin khác

Ghi nhận trên 124.000 địa chỉ website giả mạo cơ quan, tổ chức

Ghi nhận trên 124.000 địa chỉ website giả mạo cơ quan, tổ chức

(LĐ&PL) Thực hiện công tác kiểm tra, rà soát an toàn thông tin trên không gian mạng, trong tháng 3/2024, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) đã ghi nhận 124.579 địa chỉ website giả mạo cơ quan, tổ chức.
TP.HCM: Gần 400 vị trí quảng cáo sai quy định chưa được tháo dỡ

TP.HCM: Gần 400 vị trí quảng cáo sai quy định chưa được tháo dỡ

Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) yêu cầu Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan làm rõ trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương để xảy ra những công trình quảng cáo ngoài trời không đúng quy định; đề xuất xử lý nhằm chấn chỉnh, không để tiếp tục tái diễn.
Thủ tục để tách bằng lái xe tích hợp ô tô và xe máy

Thủ tục để tách bằng lái xe tích hợp ô tô và xe máy

Để tiện cho lưu giữ giấy tờ, nhiều người đã ghép bằng lái ô tô và xe máy vào một thẻ PET, nhưng trong quá trình sử dụng lại nảy sinh nhiều bất tiện, do đó có nhu cầu tách hai loại giấy tờ này.
Nâng cao kỹ năng cho phụ nữ trước thủ đoạn lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng

Nâng cao kỹ năng cho phụ nữ trước thủ đoạn lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng

Sáng nay (19/4), Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng cho hơn 100 cán bộ Hội.
Lào Cai: Ngăn chặn kịp thời hơn 1 tấn nầm lợn đông lạnh không rõ xuất xứ

Lào Cai: Ngăn chặn kịp thời hơn 1 tấn nầm lợn đông lạnh không rõ xuất xứ

(LĐ&PL) Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai vừa phát hiện và xử lý một đối tượng vận chuyển 1.050kg nầm lợn đông lạnh không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ…

Có thể bạn quan tâm

TP. Nha Trang: Điều tra nhóm nghi can người nước ngoài cướp cửa hàng điện thoại

TP. Nha Trang: Điều tra nhóm nghi can người nước ngoài cướp cửa hàng điện thoại

(LĐ&PL) Ngày 22/4, Công an TP Nha Trang làm việc với những người liên quan điều tra việc cửa hàng điện thoại bị kẻ gian đột nhập, khống chế để cướp tài sản.
Ông Phạm Thái Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội bị khởi tố, bắt tạm giam

Ông Phạm Thái Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội bị khởi tố, bắt tạm giam

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bổ sung vụ án hình sự, Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt tạm giam, Lệnh khám xét đối với ông Phạm Thái Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội về tội "Lợi dụng chức vụ,
Ghi nhận trên 124.000 địa chỉ website giả mạo cơ quan, tổ chức

Ghi nhận trên 124.000 địa chỉ website giả mạo cơ quan, tổ chức

(LĐ&PL) Thực hiện công tác kiểm tra, rà soát an toàn thông tin trên không gian mạng, trong tháng 3/2024, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) đã ghi nhận 124.579 địa chỉ website giả mạo cơ quan, tổ chức.
TP.HCM: Gần 400 vị trí quảng cáo sai quy định chưa được tháo dỡ

TP.HCM: Gần 400 vị trí quảng cáo sai quy định chưa được tháo dỡ

Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) yêu cầu Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan làm rõ trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương để xảy ra những công trình quảng cáo ngoài trời không đúng quy định; đề xuất xử lý nhằm chấn chỉnh, không để tiếp tục tái diễn.
Thủ tục để tách bằng lái xe tích hợp ô tô và xe máy

Thủ tục để tách bằng lái xe tích hợp ô tô và xe máy

Để tiện cho lưu giữ giấy tờ, nhiều người đã ghép bằng lái ô tô và xe máy vào một thẻ PET, nhưng trong quá trình sử dụng lại nảy sinh nhiều bất tiện, do đó có nhu cầu tách hai loại giấy tờ này.
Nâng cao kỹ năng cho phụ nữ trước thủ đoạn lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng

Nâng cao kỹ năng cho phụ nữ trước thủ đoạn lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng

Sáng nay (19/4), Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng cho hơn 100 cán bộ Hội.
Lào Cai: Ngăn chặn kịp thời hơn 1 tấn nầm lợn đông lạnh không rõ xuất xứ

Lào Cai: Ngăn chặn kịp thời hơn 1 tấn nầm lợn đông lạnh không rõ xuất xứ

(LĐ&PL) Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai vừa phát hiện và xử lý một đối tượng vận chuyển 1.050kg nầm lợn đông lạnh không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ…
Cảnh báo thủ đoạn thuê, mua tài khoản ngân hàng để lừa đảo

Cảnh báo thủ đoạn thuê, mua tài khoản ngân hàng để lừa đảo

Công an thành phố Hà Nội thông tin, thời gian gần đây, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng đang diễn biến rất phức tạp, với nhiều thủ đoạn mới rất tinh vi. Các đối tượng lừa đảo thường sử dụng các tài khoản ngân hàng do mua, bán để thực hiện các giao dịch chuyển và nhận tiền của bị hại, rồi rửa tiền bằng nhiều phương thức khác nhau.
Doanh nghiệp làm gì khi truy vết tấn công mạng khó khả thi

Doanh nghiệp làm gì khi truy vết tấn công mạng khó khả thi

(LĐ&PL) Các giải pháp về công nghệ, kỹ năng của giới "hacker" hiện nay khiến cho đơn vị bị tấn công rất khó xác định vị trí thực tế, việc "truy vết" khó khả thi
Tổ công tác 141 phát hiện đối tượng mang súng K54 đi "dạo phố"

Tổ công tác 141 phát hiện đối tượng mang súng K54 đi "dạo phố"

(LĐ&PL) Do có nhu cầu tìm kiếm 1 khẩu súng quân dụng để “phòng thân”, nên đối tượng đã lên mạng xã hội đặt mua 1 khẩu súng, 2 viên đạn quân dụng với giá 10 triệu đồng. Quá trình di chuyển từ nhà qua nhiều tuyến đường phố, đến khu vực Mậu Lương, thuộc phường Kiến Hưng, đối tượng bị tổ công tác 141 kiểm tra, phát hiện...
Tạm giữ hơn 20 tấn thực phẩm đông lạnh không rõ xuất xứ

Tạm giữ hơn 20 tấn thực phẩm đông lạnh không rõ xuất xứ

Hơn 20.000kg thực phẩm đông lạnh không rõ xuất xứ, không có hóa đơn chứng từ, với tổng trị giá khoảng 2 tỷ đồng vừa bị Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3, Cục QLTT Thành phố Hồ Chí Minh kiểm tra, tạm giữ.
Hà Nội thu hồi phù hiệu hơn 1.100 phương tiện vận tải vi phạm tốc độ

Hà Nội thu hồi phù hiệu hơn 1.100 phương tiện vận tải vi phạm tốc độ

(LĐ&PL) Sở Giao thông Vận tải Hà Nội quyết định thu hồi 1.126 phù hiệu, biển hiệu của các phương tiện vi phạm tốc độ, thông qua trích xuất dữ liệu trên Hệ thống xử lý và khai thác sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của Cục Đường bộ Việt Nam.
Xâm phạm sở hữu trí tuệ với nhiều thủ đoạn và biến tướng tinh vi, phức tạp

Xâm phạm sở hữu trí tuệ với nhiều thủ đoạn và biến tướng tinh vi, phức tạp

Các nền tảng mạng xã hội như facebook, tiktok trước đây chỉ là nơi kết nối, giải trí thì hiện nay đã trở thành kênh bán hàng, mua sắm sôi động. Đi cùng với đó là vấn nạn vi phạm sở hữu trí tuệ, đặc biệt khi khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay.
Tuyên án tài xế taxi tông bảo vệ khu đô thị Vinhomes Ocean Park tử vong

Tuyên án tài xế taxi tông bảo vệ khu đô thị Vinhomes Ocean Park tử vong

Ngày 8/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa bị cáo Trịnh Bá Trọng (sinh năm 1984, ở Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ) ra xét xử về tội “Giết người”. Bị hại trong vụ án là anh Vũ Trung Dũng (sinh năm 1997, bảo vệ khu đô thị Vinhomes Ocean Park).
Tạm giữ 3.300 chai bia hiệu Heineken không rõ nguồn gốc xuất xứ

Tạm giữ 3.300 chai bia hiệu Heineken không rõ nguồn gốc xuất xứ

Thời điểm kiểm tra, người quản lý hàng hóa không xuất trình được hóa đơn chứng từ hợp pháp kèm theo, Đoàn kiểm tra đã tạm giữ 3.300 chai bia hiệu Heineken, loại 250ml, nhãn có chữ nước ngoài để xác minh làm rõ và xử lý theo đúng quy định của pháp luật
Xem thêm
Phiên bản di động